Tốc độ tải website của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của khách hàng khi họ vào thăm website của Bạn, nếu website chạy chậm thì khách hàng sẽ nản và đánh giá không tốt tới hệ thống của Bạn, từ đó bạn dễ dàng bị mất khách hàng, thật là tồi tệ phải không bạn?
Tồi tệ hơn nữa là các con bọ tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm nó cũng nản theo, nó sẽ dò tìm dữ liệu chậm hơn và nếu đạt đến ngưỡng cho phép, các con bọ sẽ bỏ qua việc dò tìm dữ liệu trên site của bạn, thậm chí nó còn đưa site của bạn vào trường hợp lỗi nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng rất ghê gớm tới chất lượng SEO website của bạn, từ đó website của bạn không có cơ hội lọt vào top các kết quả trả về của các công cụ tìm kiếm khi khách hàng sử dụng chúng để tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp bạn.
Vậy thì phải làm gì để cải thiện tốc độ tải (tốc độ chạy) website của bạn?
Trong bài viết này, Uy sẽ chia sẻ với bạn cách để cải thiện vấn đề này, để đảm bảo khách hàng của bạn dễ tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của bạn hơn.
1. Tối ưu hóa toàn bộ code website
1.1. Tối ưu hóa các đoạn lệnh xử lý nghiệp vụ
Code để hình thành lên website đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tốc độ tải trang, khi lập trình website, người lập trình càng hạn chế các câu lệnh để truy xuất qua lại giữa máy chủ (nơi chứa code website) và máy cục bộ (máy tính, thiết bị truy cập của khách hàng) thì trang web chạy càng nhanh, ngược lại website sẽ chạy rất chậm, đặc biệt trong trường hợp xuất hiện hàng trăm, ngàn vòng lặp qua lại giữa máy chủ và máy cục bộ sẽ khiến website thậm chí bị đơ luôn. Vì vậy cần rà soát lại toàn bộ các đoạn lệnh xử lý dữ liệu ở từng trang nghiệp vụ để hạn chế trường hợp này.
Khi truy xuất cơ sở dữ liệu (thường là MySQL, SQLServer), nên dùng các lệnh JOIN, LEFT JOIN, RIGHT JOIN hay INNER JOIN… để truy xuất một lần là ra toàn bộ dữ liệu cần luôn, đây cũng là cách để hạn chế việc truy xuất qua lại nhiều lần giữa máy chủ và máy cục bộ.
Những thao tác kỹ thuật này để xử lý bạn cần trao đổi với bên lập trình website để sửa và tối ưu lại giúp bạn.
Thực tế cho thấy khi xử dụng website được tạo ra từ các nền tảng tiên tiến như: Laravel, CodeIgniter, joomla, wordpress… thì bạn yên tâm về vấn đề tối ưu code này, chỉ cần quan tâm đến những module mà bên thiết kế website tự code để bổ sung thêm cho website theo yêu cầu của Bạn.
1.2. Tối ưu hóa tỷ lệ Text (văn bản thật) và mã HTML
Tỷ lệ này càng lớn thì tốc độ tải trang càng nhanh, vì nếu Văn bản thật nhiều hơn thì trình duyệt đỡ phải xử lý các câu lệnh HTML để chuyển hóa nó thành dạng văn bản hoặc các đối tượng khác trên website của Bạn.
Vì vậy để tải nhanh hơn, bạn yêu cầu bên lập trình tối ưu lại cho bạn, thành phần HTML nào không cần thiết thì có thể bỏ đi.
1.3. Loại bỏ các thành phần Embedded Objects, Iframe, Mobile Compatibility ra khỏi website
Embedded Objects, Iframe, Mobile Compatibility được biết đến như những thành phần làm giảm tốc độ tải trang website trên máy tính và các thiết bị di động, Chính vì vậy, Bạn cần yêu cầu bên lập trình loại bỏ những thành phần này và tìm cách thay thế bởi các đối tượng HTML khác để cải thiện tốc độ tải trang website.
1.4. Thay thế các thẻ table bằng thẻ div
Các trang website được tổ chức với các thẻ TABLE sẽ làm giảm tốc độ tải trang hơn nhiều so với các trang được tổ chức với các thẻ DIV. Hãy rà soát và thay thế ngay nếu phát hiện ra các thẻ TABLE trên website của Bạn.
1.5. Giảm thiểu việc tải nhiều file CSS, JavaScript, Internal CSS
Internal CSS được biết đến là các đoạn định nghĩa kiểu hiển thị của trang website và được đặt trong các thẻ header của trang website, hãy đưa đoạn mã này vào trong file CSS và sử dụng câu lệnh External CSS trong trang website của bạn.
<head> <style type=”text/css”> p {color:white; font-size: 10px;} .center {display: block; margin: 0 auto;} #button-go, #button-back {border: solid 1px black;} </style> </head>
<head>
<style type=”text/css”>
p {color:white; font-size: 10px;}
.center {display: block; margin: 0 auto;}
#button-go, #button-back {border: solid 1px black;}
</style>
</head>
Một ví dụ về Internal CSS
<head> <link rel=”stylesheet” type=”text/css” href=”style.css” /> </head>
<link rel=”stylesheet” type=”text/css” href=”style.css” />
Một ví dụ về External CSS
Bạn cần tổ chức các đoạn mã CSS vào duy nhất một file, các file javascript cũng vậy, nên tổ chức hết vào 1 file và chỉ sử dụng duy nhất một lệnh gọi tới chúng, thay vì nhiều câu lệnh gọi tới chúng.
Như vậy sẽ cải thiện được hiệu xuất tải trang lên đáng kể.
1.6. Sitemap.xml và Robots.txt
Để cải thiện tốc độ tải trang website, hosting của bạn cũng phải chứ 2 file này. Sitemap.xml chứa đựng cấu trúc website của bạn, robots.txt chứa đựng cấu hình để điều hưởng các con bọ tìm kiếm. Hai tệp tin này rất quan trọng trong quá trình khách hàng tìm kiếm theo từ khóa trên các bộ máy tìm kiếm, website của bạn có ra trong kết quả tìm kiếm không cũng phụ thuộc vào 2 tệp tin này nhiều.
1.7. Tránh sử dụng các Plugin không cần thiết
Plugin là một thành phần thêm vào website (thường thấy trong các nền tảng như wordpress, joomla…) để giúp website mở rộng tính năng, đôi khi chính thành phần này góp phần làm cho website của bạn chạy chậm hơn, chính vì vậy nếu plugin nào không cần thiết thì bạn gỡ nó đi. Uy khuyến cáo bạn nên sử dụng các plugin trả tiền để tránh dính phải virus, một trong những nguyên nhân cũng có thể làm cho website của bạn chạy chậm hơn.
1.8. Thay thế phương thức POS thành GET
GET và POST là hai phương thức của giao thức HTTP, đều là gửi dữ liệu về server xử lí sau khi người dùng nhập thông tin vào form và thực hiện submit. Trước khi gửi thông tin, nó sẽ được mã hóa bằng cách sử dụng một giản đồ gọi là url encoding. Giản đồ này là các cặp name/value được kết hợp với các kí hiệu = và các kí hiệu khác nhau được ngăn cách bởi dấu &.
Phương thức GET gửi thông tin người dùng đã được mã hóa thêm vào trên yêu cầu trang, ví dụ:
https://www.NinjaMailpro.com/index.htm?name=value1&name1=value1
Chúng ta thấy rằng GET lộ thông tin trên đường dẫn URL. Băng thông của nó chỉ khoảng 1024 kí tự vì vây GET hạn chế về số kí tự được gửi đi. GET không thể gửi dữ liệu nhị phân , hình ảnh … Có thể cached và được bookmark (đánh dấu trên trình duyệt). Lưu trong browser history.
Trong khi Phương thức POST truyền thông tin thông qua HTTP header, thông tin này được mã hóa như phương thức GET. Dữ liệu đươc gửi bởi phương thức POST rất bảo mật vì dữ liệu được gửi ngầm, không đưa lên URL, bằng việc sử dụng Secure HTTP, bạn có thể chắc chắn rằng thông tin của mình là an toàn. Parameters được truyền trong request body nên có thể truyền dữ liệu lớn, hạn chế tùy thuộc vào cấu hình của Server. Không cache và bookmark được cũng như không được lưu lại trong browser history. POST không có bất kì hạn chế nào về kích thước dữ liệu sẽ gửi, có thể gửi dữ liệu nhị phân, hình ảnh.
Lưu trữ (cache) Dữ liệu gửi bằng phương thức GET sẽ được lưu trữ lại trong query string và có thể được xem trong lịch sử trình duyệt. Ngược lại thì dữ liệu và địa chỉ URL của các request gửi bằng POST không được trình duyệt lưu lại. Tốc độ GET nhanh hơn rất nhiều so với POST về quá trình thực thi vì dữ liệu gửi đi luôn được webrowser cached lại, khi dùng phương thức POST thì server luôn thực thi và trả kết quả cho client, còn dùng GET thì webrowser cached sẽ kiểm tra có kết quả tương ứng đó trong cached chưa, nếu có thì trả về ngay mà không cần đưa tới server. Đánh dấu (bookmark) Đối với request gửi bằng phương thức GET người dùng có thể bookmark lại được trên trình duyệt. Ngược lại các request gửi bằng POST sẽ không thể bookmark được. Gửi lại form Với form gửi đi bằng phương thức GET bạn có thể gửi lại bằng cách bấm phím F5 hoặc Ctrl + R. Tuy nhiên với phương thức POST, nếu bạn muốn thực hiện việc gửi lại dữ liệu của form thì trình duyệt sẽ hiển thị một hộp thoại cảnh báo. Trở lại trang trước Trong trường hợp bạn đã gửi form dữ liệu đi rồi sau đó bấm phím Backspace để quay lại trang trước thì với phương thức GET bạn sẽ vẫn được cùng một nội dụng (chứa form). Ngược lại với POST thì bạn sẽ thấy một trang trống. Bảo mật Phương thức POST bảo mật hơn GET vì dữ liệu được gửi ngầm, không xuất hiện trên URL, dữ liệu cũng không được lưu lại trong khi đó với GET thì bạn có thể hiển thị lại được các dữ liệu này. Dữ liệu Phương thức POST không giới hạn dung lượng dữ liệu gửi đi cũng như loại nhữ liệu (văn bản thông thường hay file nhị phân như upload tập tin hay hình ảnh, video…). Ngược lại, với phương thức GET dữ liệu gửi đi bị giới hạn sử dụng các ký tự chữ có trong bộ ký tự ASCII. Đồng thời dữ liệu của GET được gửi trong URL thông qua query string nên sẽ bị giới hạn bởi số lượng ký tự tối đa cho phép trong URL.
Qua những phân tích trên, GET và POST nên được sử dụng như sau:
+ Khi lấy dữ liệu nên dùng GET để truy xuất và xử lí nhanh hơn. + Khi tạo dữ liệu nên dùng POST để bảo mật dữ liệu hơn. Một ví dụ cụ thể như trong trường hợp bạn cần tạo một form để người dùng upload avatar hay video thì chúng ta thường sẽ sử dụng phương thức POST. Tuy nhiên khi tải về avatar hoặc video thì bạn lại nên sử dụng phương thức GET. Ngoài ra khi cần xử lý các thông tin nhạy cảm ví dụ như email, password thì bạn cần sử dụng POST thay vì GET.
+ Khi lấy dữ liệu nên dùng GET để truy xuất và xử lí nhanh hơn.
+ Khi tạo dữ liệu nên dùng POST để bảo mật dữ liệu hơn. Một ví dụ cụ thể như trong trường hợp bạn cần tạo một form để người dùng upload avatar hay video thì chúng ta thường sẽ sử dụng phương thức POST. Tuy nhiên khi tải về avatar hoặc video thì bạn lại nên sử dụng phương thức GET. Ngoài ra khi cần xử lý các thông tin nhạy cảm ví dụ như email, password thì bạn cần sử dụng POST thay vì GET.
Để website của bạn hoạt động chuẩn, khỏe mạnh trước các đợt tấn công của các harkers, đặc biệt để đảm bảo độ an toàn cho dữ liệu của khách hàng khi họ truy cập vào website của Bạn thì bạn cần phải thiết lập giao thức cho website của mình.
Để thực hiện điều này bạn làm theo hướng dẫn trong bài viết “Hướng dẫn chi tiết cách thiết lập giao thức Https cho website“.
2.Tinh chỉnh cấu hình hosting và thiết lập trong trình quản lý domain
2.1. GZIP compression
Bạn cần phải thiết lập trong hosting để giúp trang website của bạn được nén từ đó giảm tải dung lượng và giúp trình duyệt tải xuống nhanh hơn, từ đó giúp website của bạn chạy nhanh hơn.
Để làm được điều này, bạn cần liên hệ với bộ phận quản trị website hoặc nhà cung cấp dịch vụ hosting xử lý giúp bạn.
Bạn có thể theo dõi nội dung chi tiết này trong bài viết “Bí mật Thu hút khách hàng mục tiêu qua việc Tối ưu hóa SEO cho website“.
2.2. WWW Resolve
Chuyển hướng yêu cầu từ một tên miền không ưa thích là rất quan trọng vì các công cụ tìm kiếm coi URL có và không có “www” là hai trang web khác nhau. Do vậy, Bạn cần kiểm tra xem website của bạn đã xử lý tình huống này chưa? Tức là xử lý để sao cho khi người dùng gõ www.iSEO24h.com thì nó phải ra iSEO24h.com.
Nếu không xử lý, khi người dùng gõ link dạng này trên trình duyệt thì nó sẽ báo lỗi và khách hàng dễ dàng rời bỏ website của bạn ra đi.
2.3. Bộ nhớ ram và băng thông & Tối ưu hóa Caching
Đây cũng là ba thành tố quan trọng quyết định website của bạn chạy nhanh hay không, nếu để ý thấy website chậm thì hãy tăng hai thông số này lên, liên hệ với nhà cung cấp hosting để giải quyết vấn đề này.
2.4. Kiểm tra Virus
Thường xuyên để ý website, hosting của bạn, đặc biệt nên sử dụng phần mềm hoặc tính năng ngăn ngừa, dò tìm và diệt virus từ chính nhà cung cấp hosting của Bạn, qua đó nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường do virus sinh ra như: mở nhiều trang liên tục, dung lượng dữ liệu trên hosting tự dưng tăng đột biến…thì đã đến lúc bạn phải tìm cách loại bỏ những mã độc này ra khỏi code website của bạn. Những dấu hiệu trên sẽ làm cho website của bạn chạy rất chậm, thậm chí bị tê liệt luôn.
3. Tổ chức nội dung
Việc tổ chức nội dung rất quan trọng, nội dung quá ngắn thì trang tải nhanh nhưng không hấp dẫn người xem, nội dung quá dài thì lại gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang website, nội dung trang web nên tổ chức trong khoảng từ 1 – 2,5 trang A4.
Đặc biệt khi chèn ảnh cần phải giảm thiểu dung lượng tối đa cho phép, một bức ảnh nên để kích thước khoảng 200kb – 300kb là ổn nhất cho bài viết của bạn.
Hãy sử dụng công cụ hoàn toàn miễn phí iSEO24h.com – Công cụ tối ưu SEO website để khám bệnh website của bạn từ đó giải quyết những lỗi mà website của bạn gặp phải để đảm bảo website của bạn chạy nhanh hơn.
Hãy tham gia ngay Ggroup Facebook Digital Marketing Pro 4.0 để cùng trao đổi, thảo luận và mở rộng mối quan hệ với các thành viên khác!
Chúc bạn thành công!
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
− 2 = ba
Nội dung lời bình:*