Gửi mail hàng loạt vào inbox của khách hàng để từ đó gia tăng khả năng mở mail, đọc mail, từ đó chuyển đổi khách hàng từ trạng thái chưa có nhu cầu thành có nhu cầu mua hàng và thực thi mua hàng là kỳ vọng của rất nhiều người bán hàng, marketing, chủ doanh nghiệp khi sử dụng kênh email để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên danh sách khách hàng (danh sách email) là tài nguyên tiên quyết để người bán hàng có thể sử dụng các phần mềm gửi mail hàng loạt chuyên nghiệp như NinjaMailpro.com thực thi các chiến dịch email marketing để đạt được kỳ vọng mà họ mong muốn. Nhưng làm thế nào để có được danh sách email đó đây?
Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan những tin rao vặt như tiêu đề của bài viết này thể hiện, nó rất hấp dẫn người làm email marketing. Giả định nếu danh sách khách hàng đó là thật 100% thì nghe chừng người làm marketing sẽ rất hứng thú đây. Vì việc thu thập để có lượng thông tin 100 ngàn email của khách hàng vip đặc biệt là khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp Bạn hướng đến thì không dễ dàng chút nào. Với lượng thông tin đó, khi tiến hành chiến dịch email marketing, ắt hẳn sẽ khả quan đây. Tuy nhiên, có những bất cập gì xảy ra khi bạn tiến hành hoạt động mua bán thông tin khách hàng như vậy không?
Trong bài viết này, Uy sẽ đưa ra quan điểm của mình về những bất cập bạn sẽ gặp phải khi bạn tiến hành hoạt động mua bán thông tin khách hàng như những lời rao bán trên.
Với danh sách địa chỉ email khách hàng bạn mua về, sẽ có rất nhiều email bị chết do chủ nhân của nó đã không sử dụng từ lâu dẫn đến bị xóa. Danh sách email bạn mua về thường được chủ nhân rao bán thu thập từ nhiều năm bằng cách sử dụng các phần mềm quét email trên các diễn dàn, website…hoặc qua các sự kiện, các chương trình, hội thảo…Chính vì thế, tỷ lệ email bị chết sẽ rất cao.
Vì vậy nếu mua danh sách email khách hàng đó mà đem vào sử dụng cho hoạt động marketing, thì khả năng tài khoản của bạn sẽ bị đưa vào blacklist là rất cao;
Thông thường các nhà cung cấp dịch vụ mail như gmail, yahoo sẽ đánh giá người gửi có spam hay không thông qua tỷ lệ Bounce. Nếu gửi mail với số lượng lớn và tỷ lệ Bounce khoảng 10% trở lên thì ngay lập tức nhà cung cấp sẽ đưa tài khoản của bạn vào danh sách blacklist và bạn sẽ không thể gửi mail được. Và rất có thể nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực nhiều tới thương hiệu của công ty bạn.
Khi sử dụng ứng dụng gửi mail chuyên nghiệp như GetResponse, tài khoản của bạn sẽ bị khóa ngay nếu tỉ lệ Bounce lớn hơn 10%. Vì vậy, để tài khoản không bị khóa với dánh sách mail bạn mua về, bạn cần phân loại theo đối tượng khách hàng và dùng phần mềm kiểm tra mail chết để loại bỏ trước khi tiến hành hoạt động marketing của mình.
Chỉ khi bạn sử dụng tài khoản gmail hoặc yahoo mail và tự gửi thì tỷ lệ mail vào inbox sẽ được 100%. Nhưng nếu sử dụng các phần mềm bổ trợ gửi mail chuyên nghiệp như GetResponse hoặc MailChip thì tỷ lệ gửi vào inbox sẽ không được 99% chứ nói gì 100%, lý do là hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ email có bộ lọc thư rác cực thông mình mà các ứng dụng gửi mail hàng loạt không thể qua mặt được (đặc biệt với nhà cung cấp gmail hoặc yahoo mail).
Bộ lọc mail của các nhà cung cấp email đều có cơ chế chặn đứng hoàn toàn các yêu cầu kiểm tra email không rõ nguồn gốc, vì vậy nếu bạn có sử dụng các phần mềm kiểm tra email xem còn sống hay chết thường không hiệu quả với số lượng lớn.
Do vậy bạn cần cẩn thận với các lời chào bán phần mềm gửi mail hàng loạt với tỷ lệ vào inbox cao 99% hoặc 100% hoặc danh sách hàng ngàn email này đã được kiểm thử kỹ càng.
Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ email đều giới hạn việc gửi lượng mail trong ngày, như gmail quy định một ngày một tài khoản chỉ được gửi tối đa 500 email, nếu cố tình gửi với số lượng lớn hơn thì tài khoản sẽ bị khóa trong vòng 3 ngày.
Nếu thuê server để gửi mail với số lượng lớn thì tài khoản của bạn chắc chắn sẽ bị nhà cung cấp khóa ngay sau đó.
Theo bộ luật dân sự thì việc mua bán thông tin cá nhân đã vi phạm quy định tại điều 38 Bộ Luật Dân sự về quyền bí mật đời tư. “Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý”.
Căn cứ điều 5 Nghị định 19 của Chính phủ (mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng – NTD), những hành vi như không thông báo rõ ràng, công khai với NTD về mục đích trước khi thực hiện hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của NTD; sử dụng thông tin của NTD không phù hợp với mục đích đã thông báo với NTD mà không được NTD đồng ý; chuyển giao thông tin của NTD cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý… bị phạt từ 10-20 triệu đồng. Nếu trường hợp thông tin có liên quan thuộc về bí mật cá nhân NTD thì bị phạt từ 20-30 triệu đồng. “Việc mua bán thông tin cá nhân là bất hợp pháp, gây nguy hại cho xã hội nên cần xử lý hình sự hành vi này”.
Chính vì vậy, để không dính vào pháp luật, Bạn không nên mua bán thông tin khách hàng như những gì đang rao bán tràn lan trên mạng. Thay vào đó, Bạn nên tự xây dựng danh sách cho riêng mình và hãy chăm sóc danh sách emai đó thật tốt.
Cảm ơn Bạn đã đọc bài viết này!
Hãy chia sẻ bài viết này tới Bạn bè, người thân, đồng nghiệp của bạn ngay nhé!
Vui lòng cho biết cảm nhận của Bạn vào dưới bài viết này!
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
− 3 =
Nội dung lời bình:*