Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên?

Nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên?
Tháng Sáu 08 08:35 2016

531584_10200834839176939_9590215_n[1]Trong thực tế công việc,  “săn tìm” ứng viên thích hợp cho một vị trí tuyển dụng có thể làm nản chí bất cứ nhà tuyển dụng nào. Có nhiều yếu tố mà một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cần tìm hiểu như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, tính cách, sự phù hợp của ứng viên với văn hoá công ty… vậy có cách làm đơn giản nào giúp bạn tuyển đúng người tài?

Trong mọi trường hợp, bí quyết để tuyển dụng thành công là: xác định rõ bạn cần gì ở ứng viên. Điều đó sẽ giúp bạn lọc ra những ứng viên bình thường và giữ lại người giỏi.

Hai vấn đề chính mà bạn cần quan tâm đó là: những trách nhiệm, kỹ năng chính mà ứng viên được tuyển sẽ đảm trách và các thông tin cơ bản khác mà ứng viên cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cần làm rõ các trách nhiệm và kỹ năng chính mà người được tuyển đảm trách
Cách làm đơn giản nhất là bạn chỉ cần quan sát những gì mà nhân viên đương nhiệm đang làm. Hãy ngồi cùng với nhân viên này và hỏi xem anh ta phân bổ thời gian làm việc trong ngày như thế nào, anh ta sử dụng những công cụ nào hỗ trợ cho công việc (ví dụ các chương trình phần mềm hoặc các nguồn thông tin), anh ta trao đổi với ai trong công việc và những thử thách mà anh ta thường gặp phải…
Từ đó bạn sẽ viết ra các yêu cầu dành cho công việc này và so sánh chúng với bảng mô tả công việc bạn đã chuẩn bị trước đây. Hãy đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất kỳ điểm quan trọng nào. Trong trường hợp bạn muốn tuyển một vị trí chưa có trước đây trong công ty, bận nên tham khảo từ các nhà tuyển dụng khác trong mối quan hệ của bạn, sau đó bạn cần cân nhắc thật kỹ để xác định các trách nhiệm chính mà ứng viên cần có.

Thu thập, xử lý các thông tin cơ bản khác như: kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn
Tiếp theo, bạn sẽ dựa vào kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của ứng viên để đánh giá khả năng của anh ta.

Về kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ đánh giá ứng viên trên 3 điểm chính: kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hoạt động của công ty bạn, kinh nghiệm chuyên môn, và kinh nghiệm làm việc với các công ty có nhiều quy mô khác nhau. Kinh nghiệm về lĩnh vực hoạt động của công ty và kinh nghiệm chuyên môn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với những vị trí yêu cầu có kiến thức về sản phẩm và đối thủ cạnh tranh. Nếu ứng viên không đáp ứng đủ các yêu cầu này, bạn cần tìm hiểu xem ứng viên có thể học hỏi để nâng cao các kỹ năng và kiến thức này không và liệu công ty bạn có thể đầu tư thời gian và tiền bạc để đào tạo họ hay không?

Về trình độ học vấn, bạn cần xác định xem công việc có đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp từ một cơ sở đào tạo cụ thể nào không (như trường dạy nghề hoặc các trường Đại học Kinh tế, Bách Khoa…), có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên ngành nào không. Cũng có thể ứng viên bạn cần là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc từ một trường danh tiếng nào đó hoặc có bằng cấp cao trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó.

Xác nhận lý lịch, nhân thân

Bạn cần dựa vào các mối quan hệ trong lĩnh vực nhân sự để điều tra xem “lai lịch” của ứng viên có đúng như những gì ứng viên đã mô tả không? Trong quá trình làm việc trước đó, ứng viên có vướng mắc, có hành vi vi phạm gì không? Hay những thành tích cá nhân, những đóng góp mà ứng viên đã thể hiện ở các đơn vị cũ như thế nào?… Từ đó làm cơ sở để đánh giá ứng viên sát với thực tế hơn và giúp bạn chọn được đúng người tài cho tổ chức.

  Danh mục bài viết:
Hiển thị các bài viết khác

Giới thiệu về tác giả

Hoàng Quốc Uy
Hoàng Quốc Uy

Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/

Hiển thị các bài viết khác
Viết một lời bình

0 Lời bình

Chưa có lời bình nào!

Chỉ khi bạn đăng ký tài khoản người dùng, bạn mới có thể bắt đầu đăng lời bình.

Thêm một lời bình

Vui lòng điền các thông tin vào form dưới đây để tạo lời bình! Tất cả các Ô đánh dấu * đều bắt buộc phải nhập dữ liệu.