Trong quá trình thực hiện các chiến dịch sms marketing, bạn luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để gửi được nhiều tin nhắn điện thoại tới cho khách hàng mà không bị nhà mạng chặn SIM? Những điều gì cần phải chú ý khi tạo nội dung cho sms marketing để không bị chặn SIM? Các cơ chế của bộ lọc tin nhắn rác của nhà mạng là gì? Điểm đánh giá spam của các nhà mạng quy định như thế nào? Phải làm gì để mỗi chiến dịch sms marketing được thực thi không những an toàn mà phải hiệu quả?
Bài viết này sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi trên.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ sms marketing với giá giao động từ 550đ – 800đ cho một tin nhắn sms được gửi đi, giá còn cao hơn nữa khi nó phụ thuộc vào một số lĩnh vực VIP. Với các dịch vụ này, Bạn không lo về vấn đề Khóa SIM hay không, vì mọi thứ nhà cung cấp dịch vụ này sẽ hỗ trợ bạn.
Tuy nhiên chi phí mà bạn phải bỏ ra để chi trả cho nhà cung cấp dịch vụ là khá cao cho mỗi chiến dịch, ví dụ giá trung bình là 550đ/sms, nếu bạn muốn chạy một chiến dịch sms marketing để gửi cho 5000 khách hàng thì khi đó bạn phải trả một khoản phí tối thiểu cho nhà cung cấp dịch vụ sms marketing này là 550đ/sms x 5000 khách hàng = 2.750.000đ. Như vậy bạn phải trả một khoản phí tối thiểu là 2.750.000đ cho một chiến dịch sms marketing trong trường hợp này. Tuy nhiên, trong một tháng không thể chỉ chạy duy nhất 01 chiến dịch mà có thể phải chạy nhiều chiến dịch, bên cạnh đó số lượng khách hàng nếu vượt quá con số trên thì chi phí cũng càng tăng lên theo.
Khi bạn sử dụng công cụ phần mềm để tự thực hiện các chiến dịch sms marketing (như công cụ utp.smsmk365.com) thì Bạn mới phải quan tâm tới vấn đề bị khóa SIM hay không vì những công cụ phần mềm hỗ trợ hoạt động sms marketing này hoạt động trên cơ chế sử dụng chính thiết bị di động của Bạn và sim trong thiết bị di động đó để gửi tin nhắn sms marketing hàng loạt cho khách hàng (mà bạn không cần phải mua hay sử dụng thêm bất cứ thiết bị nào khác). Ưu điểm của nó là chi phí rẻ, nếu biết cách sử dụng thì mỗi tin nhắn có chi phí chỉ từ 10đ – 250đ mà thôi. Giả sử cũng trong ví dụ tương tự, khi ta sử dụng công cụ utp.smsmk365.com để thực hiện chiến dịch gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng cho 5000 khách hàng như trên thì chi phí bạn chỉ phải bỏ ra bằng 10đ/sms x 5000 khách hàng = 50.000đ mà thôi (Biết cách thì chi phí chỉ từ 10đ/sms). Như vậy bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí gấp nhiều lần so với khi sử dụng dịch vụ sms marketing từ các nhà cung cấp trên thị trường.
Một trong những ưu điểm nữa khi sử dụng công cụ utp.smsmk365.com để thực hiện các chiến dịch sms marketing là nó có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu trong môi trường mạng internet (hay khi điện thoại được kết nối sóng wifi). Tuy vậy, do sử dụng giải pháp này, Bạn phải tự chủ động trong việc thực hiện các chiến dịch sms marketing, nên nếu bạn không có kiến thức về sms marketing thì bạn rất dễ vi phạm các quy định về spam tin nhắn của các bộ lọc được xây dựng bởi các nhà mạng viễn thông.
+ Bạn không được gửi quá 3 tin nhắn có cùng nội dung quảng cáo từ một số điện thoại trong thời gian 5 phút.
+ Bạn không được gửi quá 10 tin nhắn có cùng nội dung từ một số điện thoại trong thời gian 1 giờ.
+ Bạn không được gửi quá 100 tin nhắn trong vòng 24 giờ.
+ Bạn không được gửi quá 3 tin nhắn có cùng cách viết nội dung tin nhắn SMS Marketing từ một số điện thoại trong thời gian 30 phút.
+ Bạn không được gửi quá 10 tin nhắn có cùng nội dung từ một số điện thoại trong thời gian 24 giờ.
+ Bạn không được gửi quá 3 tin nhắn có cùng nội dung với một số điện thoại trong thời gian 5 phút.
+ Bạn không được gửi quá 5 tin nhắn có cùng nội dung với một số điện thoại trong thời gian 10 phút.
+ Bạn không được gửi quá 30 tin nhắn có cùng nội dung với một số điện thoại trong thời gian 1 giờ.
+ Bạn không được gửi quá 300 tin nhắn có cùng nội dung với một số điện thoại trong thời gian 24 giờ.
Bạn không được sử dụng các dịch vụ nội dung của một nhà cung cấp quá 150.000 đồng (đã bao gồm thuế GTGT) trong ngày (từ 0h00 đến 23h59:59).
Khi thực hiện các chiến dịch sms marketing qua các công cụ phần mềm đặc thù như utp.smsmk365.com thì bạn cần tuân thủ những quy tắc dưới đây để tránh bị khóa SIM điện thoại.
Bạn tuyệt đối không sử dụng SIM chính (SIM dùng để liên lạc với người thân, bạn bè, đối tác, công việc…) để tránh trường hợp bị khóa SIM do tuân thủ không đúng những nội dung được nêu ra trong bài học này và toàn bộ các bài học trước đó;
Thay vào đó hãy sử dụng các SIM phụ, phục vụ cho mục đích SMS Marketing. Do vậy nếu các SIM này chẳng may có bị khóa thì cũng không sao.
Để gửi tin nhắn SMS Marketing an toàn, bạn cần thiết lập thời gian tạm dừng giữa hai lần gửi tin nhắn SMS Marketing liên tiếp nên là từ 1.5 phút trở lên, an toàn hơn là 3 phút và an toàn hơn nữa khi con số này càng lớn càng tốt. Trong utp.smsmk365.com bạn không cần phải quan tâm tới yếu tố này vì hệ thống tự thiết lập khoảng thời gian chờ giữa hai lần gửi tin nhắn sms marketing liên tiếp là 3 phút. Đây là cơ chế rất an toàn cho quá trình thực hiện sms marketing của bạn.
Nội dung tin nhắn SMS Marketing động có nghĩa là nội dung của tin nhắn gửi cho mỗi khách hàng là khác nhau. Nó có thể giống nhau về mặt ngữ nghĩa logic, nhưng nó phải khác nhau về mặt câu từ để đánh lừa các bộ lọc tin nhắn của các nhà mạng như vậy SIM của bạn mới an toàn.
Đừng SPAM, thay vào đó hãy tạo ra các nội dung mang lại giá trị cho khách hàng để họ sẵn sàng tiếp nhận tin nhắn bạn gửi, đừng để họ báo với nhà mạng khiến cho SIM của bạn bị khóa.
Bộ lọc của các nhà mạng rất thông minh, do vậy bạn hạn chế đưa các từ liên quan đến bán hàng như: Khuyến mại, giảm giá hoặc để nội dung tin nhắn xuất hiện nhiều lần các ký tự lạ như @ # $ %…
Quy định chống SMS Spam phụ thuộc vào đặc trưng riêng của mỗi nhà cung cấp mạng viễn thông. Quy định này đã được Uy trình bày chi tiết ở phần 2 bên trên.
SPAM là từ viết tắt của cụm từ Stupid Pointless Annoying Message. Có nghĩa là những thông điệp ngu ngốc, vô nghĩa và gây phiền toái. Với định nghĩa trên thì khách hàng nhận được một tin nhắn sms nào đó mà họ cảm thấy nội dung hoàn toàn vô nghĩa, không mang lại lợi ích nào cho họ thì đó sẽ là tin nhắn spam. Một tin nhắn sms được gửi đến cho một người mà họ chưa từng tự nguyện cung cấp số điện thoại cho bạn, thì về khía cạnh nào đó, nếu tin nhắn sms đó không mang lại lợi ích cho họ thì cũng được coi là tin nhắn sms spam.
Khi thực hiện các Chiến dịch SMS Marketing, Bạn tuyệt đối không được SPAM tin nhắn.
SMS Marketing chỉ nên dùng để chăm sóc khách hàng, thông báo một chương trình ưu đãi, giảm giá hoặc đem lại giá trị hữu ích cho khách hàng và khách hàng đó biết về bạn, trước đó họ đã sẵn sàng trao thông tin, số điện thoại của họ cho bạn.
Bạn hãy theo dõi bài tiếp theo để biết cách tạo phễu và thu thập thông tin khách hàng một cách hợp lệ, để qua đó khách hàng sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân của họ cho Bạn.
Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thay thế Nghị định 172/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2020.
Theo đó, Nghị định này quy định sẽ phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại.
Đồng thời đối hành vi này, ngoài phạt tiền còn có thể bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như: Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng; tước quyền sử dụng mã số quản lý, tên định danh từ 01 tháng đến 03 tháng; buộc thu hồi đầu số, kho số viễn thông do thực hiện hành vi vi phạm này. (Hiện nay, theo Nghị định 172/2013/NĐ-CP mức phạt tiền đối với hành vi gửi hoặc phát tán tin nhắn rác chỉ từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng).
Như vậy, Nghị định 15 đã tăng mạnh mức phạt tiền đối với hành vi gửi, phát tán tin nhắn rác so với hiện nay. Có thể thấy, việc tăng mức phạt này là hết sức cần thiết nhằm hạn chế tình trạng gửi tin nhắn quảng cáo, tin nhắn spam một cách tràn lan gây ảnh hưởng tiêu cực tới người dùng.
Ngoài ra, mức phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nêu trên cũng được áp dụng đối với các hành vi vi phạm sau: Không có đầy đủ các hình thức từ chối nhận thư điện tử quảng cáo hoặc từ chối nhận tin nhắn quảng cáo; Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại, nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi hoặc để cung cấp thông tin, quảng cáo; Khai thác, sử dụng các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích; Số dịch vụ gọi tự do, số dịch vụ gọi giá cao được mở chiều gọi đi hoặc để gửi tin nhắn hoặc nhận tin nhắn.
Đặc biệt, mức phạt tiền sẽ từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng thư điện tử hoặc quảng cáo bằng tin nhắn hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận, riêng đối với hành vi không ngăn chặn, thu hồi số thuê bao được dùng để phát tán tin nhắn rác thì mức phạt tiền sẽ từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Như vậy trong quá trình thực hiện sms marketing bạn cần tuân thủ nghiêm chỉnh các nội dung trên để tránh bị khóa SIM điện thoại và tránh bị xử phạt bởi các cơ quan có thẩm quyền khi bạn cố tình sử dụng sms marketing vào mục đích spam.
Hãy tham gia ngay group Digital Marketing Pro 4.0 để cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề về SEO và gia tăng cơ hội kết nối cho Bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài viết này, bạn vui lòng để lại comment vào dưới bài viết này hoặc đưa câu hỏi vào group Digital Marketing Pro 4.0 để được giải đáp.
Bạn có thể đặt câu hỏi về thắc mắc của bạn đối với sms marketing vào phần THÊM MỘT LỜI BÌNH bên dưới để được giải đáp.
Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này tới cho bạn bè, đồng nghiệp để cùng phát triển.
@Ps: Hãy tham gia ngay group “Cộng đồng SMS Marketing Việt nam” để trao đổi, thảo luận, nâng cao kiến thức và mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực SMS Marketing nhé. Kích vào ĐÂY để tham gia!
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
− = một
Nội dung lời bình:*