Bạn đang muốn gia tăng lượng khách hàng mới ngay cả khi bạn không làm marketing hay quảng cáo gì cả? Bạn cũng muốn khách hàng hiện tại dễ dàng tìm thấy website của bạn hơn, qua đó họ có thêm cơ hội tiếp cận các sản phẩm/dịch vụ khác từ đó giúp gia tăng thêm cơ hội bán hàng?
Bạn lưu ý rằng, một website khỏe mạnh hay nói cách khác là chuẩn SEO sẽ giúp các con bọ tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo hay Ping…dễ dàng dò tìm và lần ra website của bạn khi mà nó cần phải đáp ứng yêu cầu tìm kiếm từ phía người dùng (là Khách hàng mục tiêu của Bạn).
Khi một Khách hàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang có ý định mua trên mạng internet, thông thường họ sẽ sử dụng các ứng dụng như Google, Yahoo, Ping (mà thuật ngữ chuyên ngành hay gọi là Bộ máy tìm kiếm) để gõ các cụm từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà họ mong muốn mua sắm và tiêu thụ. Kết quả trả về từ bộ máy tìm kiếm này sẽ giúp họ quyết định mua hàng của doanh nghiệp nào.
Như vậy, Nếu website của Bạn nằm trong TOP trang đầu của các kết quả tìm kiếm đó thì chắc chắn cơ hội bán hàng của Bạn sẽ rất cao.
Trong bài viết này Uy sẽ lần lượt trình bày chi tiết cách khám và chữa bệnh SEO cho website của Bạn, qua đó giúp website của bạn tối ưu trước các con bọ tìm kiếm, từ đó khách hàng sẽ dễ dàng tìm ra và tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của bạn.
NỘI DUNG BÀI VIẾT NÀY GỒM:
+ Giới thiệu công cụ khám bệnh chuẩn SEO cho website và đăng ký tài khoản miễn phí từ công cụ này;
+ Hướng dẫn chi tiết cách khám bệnh, chuẩn đoán bệnh và cách khắc phục để gia tăng điểm SEO, cũng như độ tín nhiệm website với các công cụ tìm kiếm;
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công cụ khám bệnh chuẩn SEO cho website bao gồm cả công cụ trả phí và miễn phí. Hầu hết các công cụ này đều dựa trên các nghiên cứu thuật toán của các bộ máy tìm kiếm để từ đó đưa ra thuật toán chuẩn cho công cụ của mình, vì thế nó sẽ không mang tính chính xác tuyệt đối bởi vì hầu hết các công cụ này được phát triển bởi bên thứ ba chứ không phải do chính chủ nhân của các bộ máy tìm kiếm tạo ra.
Cũng chính vì lẽ đó mà mỗi công cụ sẽ cho một kết quả khám bệnh và đánh giá khác nhau. Do vậy, khi chọn sử dụng công cụ nào thì chúng ta cũng yên tâm vì công cụ đó đã được xây dựng bởi một quá trình nghiên cứu các thuật toán của các bộ máy tìm kiếm, cũng như một quá trình thử nghiệm các kết quả thực tế khi làm việc với các bộ máy tìm kiếm để tìm ra cơ chế hoạt động và đưa ra được các thuật toán riêng cho công cụ đó.
Trong quá trình làm việc thực tế, Uy thấy rằng bộ công cụ iSEO24h.com thực sự hữu ích trong việc khám bệnh, phân tích, chuẩn đoán bệnh cho website và bởi vì nó hoàn toàn miễn phí cho người dùng. Bộ công cụ này gồm hơn 50 công cụ nhỏ để phục vụ cho mục đích tối ưu SEO website. Trong khuôn khổ bài viết này, Uy sẽ chia sẻ với bạn cách sử dụng công cụ Website Reviewer – Một công cụ nhỏ trong bộ công cụ này để khám, chuẩn đoán bệnh cho website.
Để tiến hành sử dụng công cụ khám và chuẩn đoán bệnh cho website của Bạn, bạn cần phải đăng ký một tài khoản thành viên trước khi sử dụng công cụ miễn phí này. Bạn thực hiện theo video hướng dẫn dưới đây để biết cách làm.
Video Hướng dẫn tạo Tài khoản Khám bệnh Website
Chú ý: Để biết cách sử dụng chi tiết công cụ Tạo địa chỉ Email ảo và nhận mail kích hoạt tài khoản được sử dụng trong video này, bạn hãy theo dõi chi tiết trong video hướng dẫn sau: Hướng dẫn sử dụng công cụ tạo địa chỉ Email ảo Mail1Day.com;
Để khám bệnh cho website Bạn cần thực hiện theo các bước sau:
+ Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm tối ưu SEO có tên iSEO24h.com theo tài khoản được tạo ở mục 2 phía trên;
+ Bước 2: Kích chuột vào menu Home => Sau đó kéo xuống dưới và kích vào nút Browse More Tools => Kéo xuống dưới cùng và kích chuột vào công cụ Website Reviewer;
(Hoặc bạn có thể kích chuột ngay vào link sau: Công cụ khám bệnh website Website Reviewer)
+ Bước 3: Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn nhập địa chỉ website của Bạn vào tại ô Enter a URL => Tiếp theo đó Bạn nhập Mã bảo mật theo hình ảnh tại mục Image Verification * => cuối cùng bạn nhấn nút Submit để bắt đầu quá trình khám bệnh cho website.
Chú ý: Bạn chờ khoảng 2 – 5 phút để nhận kết quả khám bệnh chi tiết từ công cụ này.
Hình 1: Tiến hành khám bệnh cho website
Chú ý: Điểm số tối ưu SEO tối thiểu phải từ 70 điểm trở lên. Con số này càng cao càng tốt, càng tạo cơ hội để khách hàng mới tìm đến bạn trong tương lai cho dù Bạn không làm bất cứ hoạt động quảng cáo, marketing nào tại thời điểm trong tương lai.
Theo kết quả báo cáo khám bệnh cho website như hình dưới, ta tiến hành xem xét từng hạng mục, hạng mục nào được đánh dấu theo biểu tượng:
Cho biết hạng mục đạt yêu cầu tối ưu SEO;
Cho biết hạng mục tương ứng chưa đạt yêu cầu tối ưu SEO => Cần phải tiến hành việc tối ưu SEO cho nó;
Cho biết hạng mục tương ứng bị lỗi tối ưu SEO nghiêm trọng => Cần phải thực hiện việc sửa lỗi ngay để tránh bị các bộ máy tìm kiếm đánh giá không tốt;
Hình 2: Màn hình kết quả Khám bệnh cho website HoangQuocUy.com
Công cụ iSEO24h.com đánh giá sức khỏe website dựa trên thang điểm 100, tùy vào mức điểm đạt được mà nó cho kết quả sức khỏe (độ tối ưu SEO) ở dạng %. Ví dụ trong trường hợp đánh giá sức khỏe của website HoangQuocUy.com thì website này đạt điểm tối ưu SEO là 81 điểm (tương ứng với mức độ hoàn thành tối ưu SEO là 81%).
Giờ Uy sẽ lần lượt phân tích từng hạng mục trong kết quả khám sức khỏe website, qua đó nếu website của Bạn gặp lỗi tối ưu SEO thì bạn sẽ biết cách để sửa, để tối ưu nó giúp website của bạn thân thiện với các công cụ tìm kiếm, từ đó giúp khách hàng tìm ra website của bạn dễ dàng hơn, qua đó giúp bạn tăng khả năng bán hàng.
Title tag là một thành phần của trang website, Title tag cho biết tiêu đề website là gì? Thường Title tag chứa đựng các cụm từ khóa ứng với sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của Bạn.
Title tag lý tưởng có độ dài trong khoảng từ 10 đến 70 ký tự (có tính cả dấu cách). Bạn phải chắc chắn rằng Title Tag phải chứa đựng các từ khóa quan trọng ứng với các sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của Bạn, và nó phải rõ ràng, không chứa các ký tự, từ khóa vô nghĩa.
Mỗi Title tag là duy nhất, tức là mỗi trang trên website của bạn phải có một tiêu đề duy nhất, không trùng lặp với tiêu đề của các trang khác trên website của bạn.
Trường hợp website của bạn có Title Tag chưa đạt yêu cầu tối ưu SEO thì bạn cần tỉnh chỉnh nó lại sao cho đảm bảo về mặt độ dài và đảm bảo nó chứa cụm từ khóa chính liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Meta Description cũng là một thành phần của trang website, thành phần này ẩn đằng sau, nó không hiện nội dung trên trang web, thành phần này khá quan trọng để giúp các con bọ tìm kiếm hiểu hơn về trang website của bạn muốn diễn đạt về điều gì.
Meta Description lý tưởng sẽ chứa các ký tự trong khoảng từ 70 đến 160 ký tự đã bao gồm cả dấu cách. Thành phần này sẽ quyết định các trang trên website của bạn sẽ được mô tả và hiển thị ra sao trong kết quả trả về của các bộ máy tìm kiếm.
Bạn phải chắc chắn rằng tất cả các trang trên website của Bạn chỉ có một nội dung duy nhất cho thẻ Meta Description này, và đặc biệt nó phải chứa đựng các từ khóa, cụm từ khóa rõ ràng – duy nhất ứng với các sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của bạn (Nội dung trong thẻ này sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm dưới dạng in đậm khi chúng khớp một phần hoặc tất cả nội dung liên quan đến các truy vấn tìm kiếm của người dùng).
=> Nếu kết quả đánh giá website tương ứng với thẻ này chưa đạt yêu cầu tối ưu SEO thì bạn cần tinh chỉnh lại. Đây cũng chính là nội dung sẽ hiển thị ở giao diện khách hàng khi bạn chia sẻ đường website của bạn trên các mạng xã hội hay kết quả hiển thị khi khách hàng tìm kiếm.
Meta Keywords cũng là một thành phần trong trang website, nó là một loại thẻ chứa đựng các từ khóa, cụm từ khóa quan trọng và nó chỉ xuất hiện trong mã HTML của một trang Web, nó không hiển thị ở giao diện người dùng . Nó có vai quan trọng để giúp cho các công cụ tìm kiếm biết chủ đề của trang là gì?
Mặc dù tại thời điểm hiện tại, Google không chú trọng lắm đến thẻ này, tuy nhiên bạn vẫn phải xử lý tối ưu cho thẻ này, vì khả năng trong tương lai Google lại tiếp tục trưng dụng thẻ này. Ngoài ra, việc tối ưu thẻ này cũng sẽ gây thiện cảm với các con bọ tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm khác chứ không phải chỉ mỗi Google.
=> Vì vậy Bạn phải đưa ra được cụm từ khóa lý tưởng gắn liền với sản phẩm/dịch vụ đặc thù, khách hàng mục tiêu đặc thù của doanh nghiệp bạn tại đây để gia tăng hiệu quả seo.
Headings được ví như thành phần giúp hiển thị các tiêu đề chính của từng nội dung trong trang web, nó bao gồm các thẻ html H1, H2, H3, H4, H5, H6.
Với Heading, Bạn cần sử dụng các từ khóa của bạn trong các tiêu đề ứng với từng phần trong nội dung bài viết của trang web và đảm bảo cấp độ đầu tiên (H1) bao gồm các từ khóa quan trọng nhất của bạn. Bạn không bao giờ sao chép nội dung trong thẻ Title tag để làm tiêu đề cho các thẻ Headings nếu bạn không muốn có một kết quả SEO thảm hại do các bộ máy tìm kiếm đưa ra.
=> Nếu kết quả khám bệnh cho website của Bạn có hạng mục này chưa tối ưu hoặc báo lỗi thì bạn cần tinh chỉnh ngay bằng cách đặt lại nội dung cho các thẻ này, đảm bảo các thẻ này chứa đựng cụm từ khóa quan trọng liên quan đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn và cần đảm bảo rằng nội dung thẻ H1 phải là duy nhất, đồng thời nó không được trùng với thẻ Title tag.
Alt Atribute được gọi là thuộc tính “Văn bản thay thế”, nó được ví như một thuộc tính của thẻ IMG trong html, thẻ này để định nghĩa và hiển thị hình ảnh trên trang web ở giao diện người dùng.
Văn bản thay thế được sử dụng để mô tả hình ảnh để cung cấp cho các trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, Thuộc tính Alt của đối tượng ảnh IMG sẽ tạo điều kiện đưa ra thêm thông tin để giúp các con bọ tìm kiếm hiểu nội dung mà hình ảnh cần diễn đạt, nội dung trong thành phần này có thể giúp trang web của Bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google Images.
=> Trường hợp kết quả khám bệnh thông báo có N ảnh thiếu hoặc không có thuộc tính ALT thì bạn cần dò lại trong website theo các liên kết ảnh được hiển thị trong báo cáo và tiến hành bổ sung thục tính ALT kèm theo các cụm từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn (mỗi ALT liên quan tới một cụm từ khóa khác nhau).
Keywords Cloud không phải là một thành phần của trang web, nó là một thành phần báo cáo của một vài công cụ phân tích SEO website, nó cung cấp thông tin phân tích về tần suất sử dụng từ khóa trong trang.
Trong quá trình làm SEO, một trong những công việc quan trọng đó là thực hiện nghiên cứu từ khóa để hiểu được các từ khóa mà Khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng để tìm kiếm những sản phẩm/dịch vụ mà họ mong muốn mua hay tiêu dùng. Có một số công cụ nghiên cứu từ khóa có sẵn trực tuyến để giúp bạn chọn từ khóa nào cần nhắm mục tiêu, bạn có thể tham khảo công cụ iSEO24h.com để thực hiện công việc này.
Là một bảng thống kê chi tiết về tần suất xuất hiện các từ khóa trong các thẻ quan trọng trên trang web của bạn.
Để cải thiện cơ hội xếp hạng tốt trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể, hãy đảm bảo bạn đưa nó vào một số hoặc tất cả các mục sau: URL trang (đường link của trang), nội dung trang, thẻ Title tag, Thẻ Meta tag, thẻ Headings, thuộc tính alt hình ảnh, nội dung của link nội bộ (dạng anchor text) và nội dung của backlink.
=> Nếu kết quả báo cáo hạng mục này chưa tối ưu thì bạn cần rà soát lại các thẻ được nêu trong mục 4.7 này và tiến hành bổ sung các cụm từ khóa chứa từ hoặc cụm từ liên quan để giúp cho tần suất xuất hiện các cụm từ khóa trong website của bạn một cách hợp lý nhất (Khi nào nó xuất hiện dấu tích mầu xanh thì đạt yêu cầu).
Là Tỷ lệ % giữa kích cỡ nội dung văn bản thực tế so với kích cỡ của mã HTML trên website của Bạn. Tỷ lệ này được các công cụ tìm kiếm sử dụng để tính toán mức độ liên quan của trang web.
Tỷ lệ này càng cao sẽ càng tăng cơ hội nhận được thứ hạng tốt hơn trong kết quả của công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, tỷ lệ này cũng cho biết các con bọ tìm kiếm sẽ tìm thấy website của bạn nhanh hơn hay không? Khách hàng tải web của bạn có nhanh hơn hay không?
Thường tỷ lệ văn bản thuần so với tỷ lệ code HTML càng cao thì hạng mục này sẽ đạt yêu cầu tối ưu SEO.
=> Nếu kết quả khám bệnh cho biết hạng mục này chưa tối ưu thì bạn cần quay về website để tiến hành tối ưu lại các thẻ HTML có trong website, điều chỉnh lại kích thước ảnh và gia tăng nội dung văn bản thuần để tỷ lệ này được cải thiện.
Gzip là phương pháp nén các tệp (làm cho chúng nhỏ hơn) để truyền mạng nhanh hơn. Thiết lập GZIP này được các quản trị mạng thực hiện trên hosting chứa website. Nếu thiết lập này chưa được thực hiện, bạn cần yêu cầu quản trị mạng hoặc nhà cung cấp dịch vụ hosting xử lý ngay cho bạn.
=> Trường hợp website của bạn chưa được tối ưu hạng mục này thì bạn cần liên hệ lại bên thiết kế website để họ xử lý giúp bạn.
Chuyển hướng yêu cầu từ một tên miền không ưa thích là rất quan trọng vì các công cụ tìm kiếm coi URL có và không có “www” là hai trang web khác nhau. Do vậy, Bạn cần kiểm tra xem website của bạn đã xử lý tình huống này chưa? Tức là xử lý để sao cho khi người dùng gõ www.iSEO24h.com thì nó phải ra iSEO24h.com.
=> Tương tự, trong trường hợp website của bạn chưa được tối ưu hạng mục này thì bạn cần liên hệ lại bên thiết kế website để họ xử lý giúp bạn.
Để kiểm tra xem khi gõ địa chỉ IP ứng với website của bạn thì nó có nhảy đến trang chủ không, Bạn hãy nhập địa chỉ IP của bạn trong trình duyệt và xem trang web của bạn có tải địa chỉ IP không.
Thực tế làm SEO cho thấy, IP nên chuyển hướng đến URL trang web của bạn hoặc đến một trang từ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trang web của bạn để IP của bạn được lập chỉ mục.
Nếu nó không chuyển hướng, bạn nên thực hiện chuyển hướng htaccess 301 để đảm bảo IP không được lập chỉ mục, nếu không con bọ tìm kiếm sẽ liệt trường hợp này vào danh sách lỗi dò tìm và nó sẽ ảnh hưởng không totos đến kết quả SEO của website.
=> Thông thường các website hầu hết được đặt trên cùng một VPS hoặc Hosting chia sẻ (Hosting shared) nên nếu kết quả báo chưa đạt hạng mục này thì bạn cũng không thể xử lý được. Trường hợp nếu VPS hoặc Hosting bạn thuê chỉ dành riêng cho website của bạn thì bạn nhờ bên cho thuê Hosting hoặc VPS xử lý hạng mục này cho bạn.
Mặc dù không có giới hạn chính xác cho số lượng liên kết bạn nên đưa vào một trang, nhưng cách tốt nhất là tránh vượt quá 200 liên kết.
Liên kết chuyển giá trị từ trang này sang trang khác, nhưng lượng giá trị có thể được chuyển qua được phân chia giữa tất cả các liên kết trên một trang. Điều này có nghĩa là việc thêm các liên kết không cần thiết sẽ làm loãng giá trị tiềm năng được quy cho các liên kết khác của bạn.
Sử dụng thuộc tính Nofollow sẽ ngăn giá trị được chuyển đến trang liên kết, nhưng điều đáng chú ý là các liên kết này vẫn được tính đến khi tính giá trị được truyền qua mỗi liên kết, do đó liên kết Nofollow cũng có thể làm ảnh hưởng không tốt tới thứ hạng trang.
Sử dụng công cụ SEO tương ứng để xem link nào không cho phép con bọ tìm kiếm lần theo thì bạn quay trở về trang quản trị để thêm thuộc tính Nofollow cho link này.
=> Khi hạng mục này chưa đạt yêu cầu thì bạn cần bổ sung các link nội tại bên trong các bài viết của bạn để đảm bảo liên kết được gắn liền với cụm từ khóa chính liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn, đồng thời nó được chuyển hướng đến trang liên quan mà không có thuộc tính rel=”nofollow”, qua đó giúp trang đích cũng được lập chỉ mục. Đặc biệt chú ý không được để xuất hiện các liên kết dạng vòng lặp lủng củng không có lối thoát, vì điều này ảnh hưởng xấu tệ hại đến kết quả tối ưu SEO cho website của bạn.
Liên kết bị hỏng gửi người dùng đến các trang web không tồn tại. Các liên kết hỏng sẽ khiến Khách hàng của bạn không muốn xem website, như vậy nó ảnh hưởng rất ghê gớm tới việc bán hàng của bạn, ngoài ra nó còn ảnh hưởng cược xấu tới kết quả SEO của trang web. Nếu bạn tìm thấy các liên kết bị hỏng trong tương lai, hãy dành thời gian để thay thế hoặc xóa từng liên kết.
=> Nếu kết quả khám bệnh cho biết website của bạn có N liên kết bị hỏng thì bạn cần phải khắc phục ngay bằng việc dò tìm các liên kết này và gỡ bó nó ra khỏi website của bạn, nếu không nó sẽ ảnh hưởng cực nghiêm trong tới độ tối ưu website của bạn. Các con bọ tìm kiếm nó sẽ gặp rất nhiều phiền phức và nó sẽ báo cáo về máy chủ, qua đó website của bạn sẽ bị đánh giá thấp và như vậy Khách hàng khó có thể tiếp cận được website của bạn.
Sơ đồ trang web liệt kê các URL có sẵn để thu thập thông tin và có thể bao gồm thông tin bổ sung như cập nhật mới nhất của trang web, tần suất thay đổi và tầm quan trọng của các URL. Điều này cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trang web thông minh hơn.
Uy khuyên bạn nên tạo sơ đồ trang web XML cho trang web của mình và gửi nó cho cả Google Search Console và Bing Webmaster Tools. Bên cạnh đó bạn cũng cần chỉ định vị trí của sơ đồ trang web trong tệp robot.txt để giúp các con bọ dễ dàng tìm kiếm với kết quả tối ưu hơn.
=> Khi kết quả báo cáo hạng mục này chưa được tối ưu thì bạn cần tiến hành tạo file SiteMap.xml từ công cụ XML Sitemap Generator sau đó tiến hành đưa file kết quả lên thư mục root của website.
Tệp robot.txt cho phép bạn hạn chế quyền truy cập của robot công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên web và nó có thể ngăn những robot này truy cập vào các thư mục và trang cụ thể. Nó cũng chỉ định vị trí tệp sơ đồ trang web XML.
Bạn có thể kiểm tra lỗi trong tệp robot.txt của mình bằng Google Search Console (trước đây là Công cụ quản trị trang web) bằng cách chọn ‘Robots.txt Tester’ trong ‘Crawl’. Điều này cũng cho phép bạn kiểm tra các trang riêng lẻ để đảm bảo rằng Googlebot có quyền truy cập phù hợp.
=> Kết quả khám bệnh nếu báo cáo hạng mục này chưa có thì bạn cần tạo ngay file robots.txt thông qua công cụ Robots.txt Generator, sau đó copy file kết quả lên thư mục Root của website. Bạn chú ý các nội dung thiết kế trong file này kẻo các con bọ tìm kiếm bị chặn không cho dò tìm, khi đó thứ hạng SEO website lại bị đánh giá thấp.
URL trang web của bạn chứa các yếu tố không cần thiết khiến chúng trông phức tạp, ví dụ một URL tồi là URL chứa các ký tự đặc biệt như # $ % ^…
Một URL phải dễ đọc và dễ nhớ cho người dùng. Công cụ tìm kiếm cần URL sạch và bao gồm các từ khóa quan trọng nhất trên trang của bạn.
URL sạch cũng hữu ích khi được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội vì chúng giải thích nội dung của trang.
Vì vậy, nếu URL chưa được tối ưu SEO thì bạn cần phải yêu cầu bộ phận kỹ thuật, lập trình xử lý ngay cho bạn.
=> Khi kết quả khám bệnh cho website cho biết hạng mục này chưa tối ưu thì bạn cần liên hệ bộ phận thiết kế website để họ giúp bạn thực hiện hoặc có thể liên hệ Uy để giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Underscores in the URLs là trường hợp URL xuất hiện dấu gạch dưới để nối các từ trong URL. Mặc dù Google coi các dấu gạch nối là dấu phân cách từ, nhưng nó lại không hề tốt cho kết quả SEO website của Bạn. Vì vậy, cần phải xử lý ngay nếu xuất hiện trường hợp này trong URL các trang trên site của Bạn.
=> Nếu kết quả khám sức khỏe SEO báo cáo và liệt kê danh sách các liên kết không được tối ưu seo ứng với hạng mục này thì khá phức tạp đây, bạn cần rà soát lại toàn bộ đường link trong website và tinh chỉnh lại nó sao cho chuẩn SEO nếu không thì các bộ máy tìm kiếm sẽ không đánh giá tốt website của bạn.
Embedded Objects là các đối tượng nhúng trong code website của Bạn, nó có thể là các tệp tin Flash. Nó chỉ nên được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt. Uy khuyến cáo bạn không nên dùng những đối tượng này trong website, mặc dù nội dung Flash thường trông đẹp hơn, nhưng nó không thể được lập chỉ mục chính xác bởi các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, Bạn cần phải tránh đưa các tệp Flash vào trang web để đảm bảo tính tối đa hóa SEO.
=> Trường hợp hạng mục này chưa tối ưu theo kết quả khám bệnh cho website thì bạn cần phải tiến hành tinh chỉnh và tối ưu lại. Nếu khoogn cần thiết thì phải loại bỏ các thẻ này ra khỏi website để tránh bị các bộ máy tìm kiếm đánh giá không tốt.
Iframe được biết đến như nhưng “Khung hoặc hộp” bao bọc các thành phần khác trong code html, Khung có thể gây ra sự cố trên trang web của bạn vì các công cụ tìm kiếm sẽ không thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục nội dung trong đó. Vì vậy, tránh các khung bất cứ khi nào có thể và sử dụng thẻ NoFrames nếu bạn phải sử dụng chúng.
=> Nếu kết quả khám bệnh cho biết hạng mcuj này chưa được tối ưu thì bạn cần tiến hành xử lý tương tự mục 4.18;
Tính thân thiện với thiết bị di động đề cập đến các khía cạnh khả năng sử dụng của trang web bởi thiết bị di động từ phía khách hàng, đây là chỉ số mà Google sử dụng làm tín hiệu xếp hạng trong kết quả tìm kiếm di động.
Giao diện mobile thân thiện sẽ không chỉ giúp các con bọ tìm kiếm mà còn giúp khách hàng đánh giá cao trang website của bạn, bên cạnh đó nó sẽ khiến khách hàng muốn tiếp cận website của bạn nhiều hơn.
=> Vì vậy, nếu giao diện mobile không thân thiện và tối ưu thì bạn cần yêu cầu đội kỹ thuật hỗ trợ giúp bạn.
Mobile Compatibility được nhắc đến như các đối tượng nhúng , chúng có thể là các tập tin Flash, Silverlight hoặc Java. Các đối tượng nhúng này ảnh hưởng đến chất lượng SEO rất nhiều, vì vậy Bạn tránh sử dụng Đối tượng nhúng, để nội dung của bạn có thể được truy cập trên tất cả các thiết bị.
=> Nếu kết quả khám bệnh báo cáo hạng mục này chưa tối ưu thì bạn cần phải liên hệ với bộ phận coding để loại bỏ các đối tượng flash, sliverlight hoặc java ra khỏi website của bạn.
Khi khách truy cập gặp lỗi 404 Không tìm thấy tệp trên trang web của bạn, lúc này bạn có nguy cơ bị mất khách truy cập mà bạn đã làm việc rất chăm chỉ để có được thông qua các công cụ tìm kiếm và liên kết của bên thứ ba. Do vậy hãy tạo trang lỗi 404 tùy chỉnh thân thiện với người dùng, sau đó điều hướng đến trang này khi gặp lỗi Custom 404 Page, điều này cho phép bạn giảm thiểu số lượng khách truy cập bị mất bởi sự cố này.
=> Khi kết quả khám bệnh báo hạng mục này chưa đạt yêu cầu thì bạn hãy yêu cầu bộ phận kỹ thuật sử lý vấn đề này cho bạn.
Hai trong những lý do chính làm tăng kích thước trang là hình ảnh và tệp JavaScript.
Kích thước trang ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web của bạn,hãy cố gắng giữ kích thước trang của bạn dưới 2 Mb để đảm bảo quá trình tải trang được đảm bảo, từ đó giúp các con bọ tìm kiếm thuận lợi trong quá trình dò tìm dữ liệu, ngược lại nó sẽ khiến các con bọ bị “tắc đường” không dò tiếp được, và như vậy sẽ cực ảnh hưởng đến chất lượng SEO website của Bạn.
=> Khi kết quả khám bệnh thông báo hạng mục này chưa tối ưu thì bạn cần quay về website để tinh chỉnh lại bằng cách sử dụng hình ảnh với kích thước nhỏ và tối ưu hóa tải xuống của chúng bằng gzip. Bên cạnh đó bạn cần tối ưu lại các thẻ được nêu trong hạng mục 4.8; 4.9; 4.18; 4.19;
Tốc độ tải trang web là một yếu tố quan trọng để xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google và làm phong phú trải nghiệm người dùng.
Hãy vận dụng những kiến thức được nêu ra ở trên để tìm cách tối ưu nhất có thể giúp việc tải trang website của bạn được nhanh hơn, và như vậy kết quả SEO sẽ cải thiện đáng kể.
=> Kết quả khám bệnh báo hạng mục này chưa tối ưu thì bạn cần phải tiến hành xử lý bằng cách tối ưu lại các hạng mục được nêu ở trên, đồng thời tăng dung lượng băng thông lên để cải thiện chất lượng tải website của bạn. Qua đó không chỉ giúp các con bọ tìm kiếm đánh giá cao website của bạn mà còn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, không bị khó chịu và họ cũng sẽ đánh giá cao về website của bạn.
Bạn cần phải tiến hành đệ trình với Google để Lập chỉ mục cho các trang web của Bạn. Việc lập chỉ mục cho các trang web với google sẽ giúp các con bọ tìm kiếm có cơ sở dò tìm dữ liệu nhanh hơn, như vậy kết quả SEO cũng khả quan hơn nhiều.
Để lập chỉ mục cho các trang website bạn cần làm như sau:
+ Bước 1: Tạo file Sitemap.xml bằng cách sử dụng công cụ: https://iseo24h.com/xml-sitemap-generator
+ Bước 2: Bạn copy file Sitemap.xml này lên thư mục root của hosting;
+ Bước 3: Tiến hành tạo chỉ mục các trang website của bạn với google bằng cách gõ link sau trên trình duyệt
https://www.google.com/ping?sitemap=[URL_SITEL_MAP_FILE]
Trong đó [URL_SITEL_MAP_FILE] là link dẫn tới file SiteMap.xml được lưu trữ trong thư mục gốc của Bạn.
=> Vậy là xong;
Backlinks là các liên kết trỏ đến trang web của bạn từ các trang web khác. Chúng giống như thư giới thiệu cho trang web của bạn. Vì yếu tố này rất quan trọng đối với SEO, bạn nên có một chiến lược để cải thiện số lượng và chất lượng của các liên kết ngược.
Cho đến thời điểm hiện tại, thuật ngữ “Content is King, Link is Queen” vẫn hoàn toàn chính xác. Điều đó có nghĩa là ngoài việc tổ chức nội dung tốt, bạn cần phải đặt link website của bạn trên các trang web uy tín có lượng khách hàng mục tiêu truy cập nhiều. Từ đó nó sẽ giúp cho thứ hạng website của bạn càng được cải thiện thêm.
=> Nếu kết quả khám bệnh website cho thấy hạng mục này chưa đạt yêu cầu thì bạn cần phải thực hiện để cải thiện tình hình ngay bằng cách tìm các mạng xã hội, các tạp chí điện tử, các trang web…có độ uy tín, lượng khách hàng tiềm năng truy cập nhiều để đặt link tại đó nhằm nâng cao độ tín nhiệm cho website của bạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến kiến thức và kỹ thuật khám bệnh cho website của bạn. Trong đó các thành phần và các yếu tố vô cùng quan trọng của website mà bạn cần phải tối ưu ngay từ những ngày đầu làm SEO để bạn thu được kết quả khả quan về tối ưu website, đây sẽ là nền tảng để website của bạn được các bộ máy tìm kiếm đánh giá cao, và dễ dàng xuất hiện trong kết quả trả về từ các công cụ tìm kiếm khi khách hàng mục tiêu đưa ra các yêu cầu tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm này, qua đó sẽ giúp khách hàng mục tiêu dễ dàng tiếp cận website của bạn, như vậy sẽ mở ra nhiều cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp của Bạn.
Nếu gặp vấn đề trong việc tối ưu hóa lại website cho chuẩn SEO để giúp cải thiện thứ hạng SEO đối với các công cụ tìm kiếm, đồng thời về lâu dài sẽ có một lượng khách hàng mới tự tìm đến cho dù bạn không phải làm bất cứ hoạt động quảng cáo, marketing nào (hoặc Bạn muốn thiết kế Website chuẩn SEO) thì HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI UY THEO SỐ 0945.062.863 ĐỂ ĐƯỢC TRỢ GIÚP NHÉ!
Hãy tham gia ngay group Digital Marketing Pro 4.0 để cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề về SEO và gia tăng cơ hội kết nối cho Bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài viết này, bạn vui lòng để lại comment vào dưới bài viết này hoặc đưa câu hỏi vào group Digital Marketing Pro 4.0 để được giải đáp (Link của Group Digital Marketing Pro 4.0: https://www.facebook.com/groups/DigitalMarketingPro40/).
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
+ 4 = 11
Nội dung lời bình:*