Cách bảo vệ nội dung để tránh bị ăn cắp

Cách bảo vệ nội dung để tránh bị ăn cắp
Tháng Tư 23 15:39 2022

     Bạn mất bao công sức, tâm huyết để tạo nên một bài viết, một clip…vậy mà những nội dung đó bị ăn cắp trắng trợn chỉ trong vài nốt nhạc. Buồn hơn nữa là những bài viết, clip đó lại có thứ hạng cao hơn bài viết gốc của bạn. Bạn sẽ làm gì để tránh việc ăn cắp này và khẳng định chủ quyền về bài viết đó trước độc giả, trước google?

     Bài viết này sẽ lần lượt giúp bạn giải quyết vấn đề trên.

     Nội dung bài viết này gồm:

+ Chống copy hình ảnh;

+ Chống copy video;

+ Chống copy nội dung trên web;

+ Chống copy nội dung trên mạng xã hội;

+ Các Group Zalo, Facebook liên quan;

NỘI DUNG CHI TIẾT

1. Cách chống copy hình ảnh

     Hình ảnh là một trong những tài nguyên dễ bị đánh cắp nhất, việc chống copy ảnh ở mức tuyệt đối thì không thể thực hiện được. Thông thường, Ảnh của bạn được chia sẻ trên các mạng xã hội, trên các website lưu trữ ảnh, hay được tổ chức trong các bài viết trên website của bạn vì vậy việc sao chép, đánh cắp các bức ảnh này không hề gây khó khăn ngay cả với người không rành về công nghệ.

     Để tránh bị copy ảnh và để đối tượng muốn sao chép ảnh của bạn phải từ bỏ ý định thì bạn cần phải khẳng định chủ quyền đối với hình ảnh của bạn bằng cách:

+ Bạn nên lưu lại ngày giờ bạn tạo hoặc chụp bức ảnh đó;

+ Hãy tạo một dòng văn bản hoặc logo mờ bắt chéo bức ảnh của bạn.

Danh sách các nhóm zalo facebook cực chất

 Một ví dụ về việc khẳng định bản quyền để tránh việc Copy ảnh

Chuyên gia số 01 về content marketing

Ảnh được đánh dấu bản quyền – Nguồn ảnh: iStock

 2. Cách chống Copy Video

     Ngày nay, Nội dung tổ chức dưới dạng video, clip thường rất thu hút người xem, đặc biệt khi nội dung video được dàn dựng, chuẩn bị công phu và đánh đúng vào thị hiếu của đối tượng độc giả mục tiêu. Thường thì các video, clip này sẽ được chia sẻ trên các mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok…nhằm thu hút người xem và thường nó miễn phí. Bên cạnh đó là các video chia sẻ tính phí như các video về khóa học, đào tạo nội bộ…Thông thường thì các video này được lưu trên máy chủ riêng với độ bảo mật cao hơn.

     Việc xây dựng một video không hề đơn giản chút nào, nó ngốn của bạn khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một cơ chế nào để bảo vệ tuyệt đối cho các video này nhằm tránh việc bị sao chép, lấy cắp từ những kẻ chỉ muốn hưởng thụ mà không tốn kém công sức gì.

     Với những người rành về công nghệ thì họ sẽ tải được video của bạn ngay chỉ trong vòng vài nốt nhạc, với những người không rành công nghệ, nếu họ không tải được thì họ sẽ quay màn hình, và như vậy, họ cũng sẽ có được nội dung video của bạn.

     Do vậy, để tránh việc sao chép, ăn cắp video một cách tuyệt đối là không thể, chúng ta chỉ có thể hạn chế việc làm xấu này mà thôi.

     Để hạn chế việc sao chép, ăn cắp video thì Bạn nên thực hiện các công việc tương tự như việc phòng chống copy ảnh. Bạn sẽ thực hiện nó như sau:

+ Hiển thị ngày tháng tạo clip đó trên video;

+ Gắn logo công ty, logo cá nhân hoặc hình ảnh để chứng minh bản quyền của bạn, của doanh nghiệp bạn với video đó. Thường nó được đặt ở góc trái dưới cùng của video.

+ Gắn một dòng văn bản như tên của bạn, tên doanh nghiệp bạn hoặc website của bạn từ góc dưới cùng bên trái video hướng lên góc trên cùng bên phải video. Nội dung này cho nó mờ đi.

+ Lời thoại audio thì thỉnh thoảng đá tên của bạn, tên doanh nghiệp của bạn vào;

+ Trong nội dung video có thể chuyển cảnh sang các tài liệu, website…nơi mà nó mang dấu ấn của bạn, của doanh nghiệp bạn. Cách này cũng khiến người cố tình sao chép, nhái lại sẽ mất công xử lý, thậm chí không xử lý được.

Một video điển hình về ngăn chặn việc sao chép

     * Trường hợp, họ vẫn cố tình sao chép thì bạn có thể xác định rằng cho họ để họ làm Marketing cho bạn. Với trường hợp nội dung có tính đặc thù và bạn không muốn cho bất kỳ ai sao chép dưới mọi hình thức mà chưa được sự cho phép của bạn thì bạn có thể báo cáo với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ video như Youtube, Tiktok…để họ xóa hoặc ẩn video đó đi. Hoặc bạn làm việc trực tiếp với người đó để yêu cầu họ gỡ video xuống. Và cuối cùng, Bạn có thể nhờ luật sư giải quyết giúp.

3. Cách chống copy nội dung trên website

     Nội dung trên website thường được tổ chức khá phong phú bao gồm cả kênh văn bản thuần, kênh hình ảnh, kênh audio, kênh video.

     Để viết được một bài viết chất lượng, chuẩn SEO, mạng lại giá trị cho người đọc, thân thiện cả với người đọc và các con bọ tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, yahoo, Ping…thì đòi hỏi bạn phải dành rất nhiều thời gian, công sức cho nó.

     Tuy nhiên, cũng giống như các hình thức nội dung khác, nội dung bài viết trên website của bạn cũng rất dễ bị đánh cắp. Và thật chớ trêu, nhiều trường hợp, đối tượng ăn cắp lấy nguyên văn bài viết của bạn để tổ chức trên website của họ mà thứ hạng bài viết đó của họ còn cao hơn cả bài viết gốc trên website của bạn. Vậy thì bạn cần làm gì để hạn chế và thậm chí khiến website của nhóm ăn cắp đó bị đánh bầm dập bởi các công cụ tìm kiếm?

     Để bảo vệ nội dung được tổ chức trên website trước các đối tượng chỉ muốn ăn sẵn đó, Bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Thứ nhất, website của bạn phải chứa đoạn Code để cấm các tác vụ như kích chuột phải, sao chép, dán. Với website được tạo bởi nền tảng wordpress thì có khá nhiều pluggin hỗ trợ việc này, Bạn chỉ việc cài đặt nó là xong. Các pluggin chống copy điển hình như: Secure Copy Content Protection, WP Content Copy protection With Color Design, WP Content Copy Protection & No Right Click, WP Content Copy Protection, Copyright Proof…

     Bạn có thể tìm kiếm nó trong mục cài mới pluggin và tiến hành cài đặt nó như những pluggin khác. Về cách sử dụng chúng thì khá đơn giản, bạn có thể theo tài liệu đi kèm mà tác gỉả của pluggin đó cung cấp.

     Ngoài việc dung pluggin thì bạn cũng có thể copy đoạn mã javascript và css có tác dụng chống copy nội dung trên website của bạn. Bạn có thể nhờ bộ phận IT để làm việc này hoặc có thể theo dõi tại Group Zalo: https://zalo.me/g/tbnolu453 để được hướng dẫn chi tiết.

     Với cách này thì bạn có thể ngăn việc copy nội dung từ văn bản thuần cho đến hình ảnh được tổ chức trên website của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không tránh được việc đối tượng ăn sẵn dùng thủ thuật như chụp màn hình hay quay phim để có được nội dung của bạn. Và đặc biệt, không tránh được khi đối tượng đó có kiến thức đỉnh cao về công nghệ. Cách này chỉ hạn chế việc tránh bị copy, ăn cắp nội dung ở mức tương đối mà thôi.

+ Thứ hai, các nội dung về ảnh, audio, video được tổ chức trên website thì cần được thể hiện dấu ấn bản quyền của bạn như được đề cập trong mục 1, 2 bên trên.

+ Thứ ba, trong nội dung bài viết của bạn, bạn cần đặt các liên kết tới các bài viết khác ứng với các cụm từ khóa liên quan.

     Việc làm này ngoài tác dụng giúp tăng thứ hạng từ khóa, bài viết, mà nó có thể dẫn đến việc kẻ ăn cắp dễ bị bóc bánh nếu họ đăng y nguyên nội dung của bạn trên web của họ.

+ Thứ tư, Bạn cần khẳng định chủ quyền đối với bài viết của bạn với Google ngay sau khi bạn đã đăng bài viết và xuất bản nó trên website của bạn. Việc làm này sẽ khiến các đối tượng muốn sao chép bài viết của bạn sẽ ăn quả đắng khi Google đánh tụt thứ hạng website của họ. Nếu bạn bỏ qua công việc này thì điều ngược lại sẽ xảy ra khi đối tượng ăn cắp kia biết cách thực hiện công việc này mặc dù về bản chất là họ đã lấy cắp và sao chép y nguyên bài viết của Bạn. Về vấn đề này, Bạn có thể inbox trực tiếp với Uy qua kênh zalo, facebook hoặc theo dõi tại Group Zalo: https://zalo.me/g/tbnolu453 để được hướng dẫn chi tiết cách làm.

+ Thứ năm, Bạn có thể sử dụng ứng dụng miễn phí của Google có tên Google Alerts để nhận cảnh báo của Google mỗi khi có đối tượng nào đó ăn cắp nội dung của bạn.

     Google Alerts là một trong những dịch vụ hữu ích và miễn phí được cung cấp bởi Google. Để sử dụng nó, bạn thực hiện như sau:

- Truy cập vào địa chỉ: https://www.google.com/alerts

- Tiếp theo, bạn chỉ cần sao chép các câu, các cụm từ khóa quan trọng trong bài viết của bạn (hoặc bạn copy tiêu đề bài viết vào ô 1 như hình bên dưới).

- Trong ô số 2 như hình bên dưới, bạn sẽ chọn các tùy chọn nâng cao cho việc cảnh báo, cuối cùng bạn nhấn vào nút số 3 như hình bên dưới để tạo cảnh báo.

     => Như vậy, mỗi khi có đối tượng nào đó copy bài viết của bạn và đăng tải lên website của họ, thì Google sẽ gửi thông báo tới email của bạn (email mà bạn đã dùng để tạo cảnh báo đó). Qua đó giúp bạn biết được, ai sẽ là kẻ ăn cắp nội dung của bạn, từ đó bạn có biện pháp để xử lý cho phù hợp.

Ứng dụng Google Alert

Các bước để nhận cảnh báo từ Google khi có ai đó Copy bài viết của bạn

      Thứ 6, Bạn tiến hành cấm IP ứng với địa chỉ của web dùng để copy bài viết của bạn. Trong trường hợp, kẻ đánh cắp nội dung dùng pluggin wordpress để quét nội dung thì khi đó, phần comment trong phần quản trị của bạn sẽ xuất hiện thông tin tương ứng. Nội dung comment đó sẽ hiển thị link và IP của website copy nội dung của bạn. Qua đó, bạn sẽ biết ai là kẻ ăn cắp nội dung của bạn.

      Để chặn địa chỉ IP từ website của kẻ ăn cắp nội dung của bạn, bạn bổ sung dòng lệnh sau ở cuối File .htaccess​​Deny from Địa chỉ IP

Chặn địa chỉ IP của kẻ ăn cắp nội dung

Cách nhận biết địa chỉ IP của kẻ ăn cắp nội dung

     *Chú ý: Để đảm bảo rằng bài viết của bạn không chứa nội dung giống với nội dung đã được tổ chức ở bài viết của người khác (trường hợp này có thể nói là ĐẠO VĂN), thì bạn cần sử dụng Tool kiểm tra ĐẠO VĂN để giúp bài viết của bạn chuẩn SEO.

4. Cách chống copy nội dung trên mạng xã hội

    Thật dại dột khi viết đầy đủ nội dung bài viết trên mạng xã hội, việc làm này sẽ khiến toàn bộ nội dung của bạn bị copy một cách dễ dàng.

    Trên mạng xã hội, mọi nội dung chia sẻ trên đó đều là công khai (Public) và các nền tảng mạng xã hội không cung cấp chức năng bảo vệ nội dung của bạn để tránh việc bị người khác copy, sao chép.

    Vì vậy, để tránh việc bị sao chép thì bạn cần:

+ Tổ chức nội dung bài viết đầy đủ trên website của bạn (Vì ở trên đó, theo cách hướng dẫn bên trên, bạn mới có thể bảo vệ nội dung bài viết của mình được);

+ Bạn tóm tắt lại bài viết này với những ý chính mang lại giá trị cho người đọc sao cho nó xúc tích, cô đọng, rồi bạn đăng bản tóm tắt đó lên mạng xã hội, trong nội dung đó, bạn cần hướng độc giả mục tiêu tới bài viết được tổ chức đầy đủ trên website của bạn.

    Trong trường hợp bạn muốn chia sẻ đầy đủ nội dung bài viết lên mạng xã hội và bạn chấp nhận nội dung bài viết của mình sẽ bị sao chép thì cuối bài viết, bạn nên thêm dòng chữ “Đề nghị khi sao chép cần ghi rõ nguồn”…

 5. Các group zalo, facebook mà bạn có thể quan tâm

     Trong bài viết này, để hỗ trợ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội học hỏi thêm về kiến thức chuyên môn Content, SEO, Marketing nói chung…và cơ hội để giao lưu, mở rộng mối quan hệ, đặc biệt là cơ hội để có thêm nhiều cơ hội kinh doanh, Uy gửi tặng bạn danh sách hơn 2700 Group Facebook, Zalo cực chất để giúp bạn đạt được những điều này. Để nhận danh sách này, bạn vui lòng tải về theo lin ksau: Danh sách hơn 2700 Group Facebook, Zalo cực chất.

     Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với Bạn!

     Hãy để lại cảm nhận của bạn vào cuối bài viết này nhé!

  Từ khóa liên quan bài viết:
  Danh mục bài viết:
Hiển thị các bài viết khác

Giới thiệu về tác giả

Hoàng Quốc Uy
Hoàng Quốc Uy

Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/

Hiển thị các bài viết khác
Viết một lời bình

0 Lời bình

Chưa có lời bình nào!

Chỉ khi bạn đăng ký tài khoản người dùng, bạn mới có thể bắt đầu đăng lời bình.

Thêm một lời bình

Vui lòng điền các thông tin vào form dưới đây để tạo lời bình! Tất cả các Ô đánh dấu * đều bắt buộc phải nhập dữ liệu.