Chào Bạn!
Trong bài viết này, Uy sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức cực quan trọng trong khi làm marketing với mạng xã hội Facebook.
Bạn biết đấy, Người làm marketing thông mình phải là người xác định được khách hàng tiềm năng ứng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình, điều này giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác. Doanh nghiệp nhỏ cần biết rằng việc chi trả quảng cáo cho hẳn một trang trong một tờ tạp chí quốc gia, một tờ báo điện tử như: Tạp chí khoa học và công nghệ, tạp chí giao thông; Dân trí, vnexpress… hoặc sử dụng 30 phút quảng cáo trên kênh truyền hình sẽ không phải là cách chi tiêu hiệu quả để hướng tới khách hàng đặc biệt. Người làm marketing thông minh biết ai đã mua hàng của anh ta trong quá khứ. Anh ta biết độ tuổi của khách hàng tiềm năng, nơi mà khách hàng sinh sống, sở thích của khách hàng là gì…Từ việc nắm bắt được những điều đó, người làm marketing sẽ xác định được ai sẽ là khách hàng tiềm năng của mình.
1. Định nghĩa khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng là nhóm những người tiêu dùng đặc biệt mà doanh nghiệp bạn quyết định triển khai hoạt động marketing vào để đạt được mục đích của doanh nghiệp. Hay là nhóm các khách hàng có mong muốn, nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn và có khả năng chi trả. Nếu bạn nghĩ về khách hàng mục tiêu trong ngữ cảnh của mọi người trên hành tinh thì bạn đã có cái nhìn sai lệch về định hướng khách hàng bởi vì trong nhóm đó có rất nhiều người sẽ không mua hàng của bạn.
2. Tìm hiểu về phễu marketing
Một mô hình hữu ích giúp bạn hiểu và định nghĩa chính xác khách hàng mục tiêu đó chính là mô hình marketing hình phễu. Mô hình này giúp các marketer phát triển các chiến lược marketing đặc biệt dành cho các khách hàng tiềm năng, khách hàng mới và khách hàng trung thành.
Mô hình marketing hình phễu gồm 5 cấp độ:
+ Nhận thức: Ở cấp độ này người tiêu dùng đã có những hiểu biết, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, tuy nhiên họ vẫn chưa quyết định mua nó. Nhận thức đã được tạo trên facebook thông qua quảng cáo và thông qua mạng lưới bạn bè.
+ Cân nhắc: Ở cấp độ này, người tiêu dùng đang cân nhắc sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, tuy nhiên họ vẫn chưa mua nó. Ở cấp độ này, khách hàng tiềm năng cần được chứng minh, thử nghiệm, cần được bảo đảm, và bất cứ điều gì khác khiến họ cảm thấy yên tâm, hài lòng để bước sang cung bậc cảm xúc tiếp theo.
+ Chuyển đổi: Ở cấp độ này, người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. ở giai đoạn này, họ phải đối mặt với những rủi ro cao nhất có thể xảy ra khi tiến hành giao dịch mua bán. Ở giai đoạn này, bạn sẽ bổ sung các kênh chăm sóc khách hàng mặc định của bạn. bạn muốn thực thi kiểm soát trang timeline của bạn để nhận về các câu hỏi cũng như phản hồi của khách hàng.
+ Trung thành: ở giai đoạn này, người tiêu dùng đã quyết định mua sản phẩn, dịch vụ thường xuyên của bạn. Sản phẩm, dịch vụ của bạn đã gây ấn tượng tới họ bởi chất lượng tốt và bởi họ thực sự tin tưởng vào bạn.
+ Ủng hộ tích cực: Ở giai đoạn này, khách hàng của bạn sẽ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn tới những người khác. Người làm marketing thông minh cần phải biết cách chăm sóc, khai thác những khách hàng này bằng việc đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc biệt, giảm giá, khuyến mại…
3. Hiểu các cung bậc thu hút khách hàng
Facebook là nền tảng cho các mối quan hệ. Nó giúp bạn kết nối những người bạn cũ với những người bạn thân của bạn. Nó giúp bạn cũng như khách hàng kết nối với các nhóm nhỏ mang tính cá nhân hóa và chia sẻ với thế giới.
Facebook không mua mọi thứ hoặc nhận về những thứ có giá thấp nhất như các website Ebay, Amazon…
Theo khía cạnh khác, facebook là quan hệ – Nó không phải là giao dịch.
Sau đây ta cùng xem xét cách mà khách hàng liên hệ với các thương hiệu được tích hợp cùng facebook:
Hình 2-2: Khách hàng tích hợp với các thương hiệu trên facebook dựa vào niềm tin và Mối quan hệ
Trong hình trên, hình số 1, 4, 5 tình từ trên xuống mô tả giai đoạn mà thông điệp sẽ được lan truyền trong cộng đồng facebook.
Theo cung bậc cam kết thì có hai thành phần rất quan trọng, đó là:
+ Niềm tin và Mối quan hệ: Khi mà khách hàng nhận thức được về doanh nghiệp bạn và tương tác với bạn ở các cung bặc khác nhau của sự cam kết, tin tưởng, mối quan hệ tăng lên.
+ Số lượng khách hàng: Cũng giống như mô hình phễu bán hàng, nó thể hiện số lượng khách hàng biến đổi ở từng giai đoạn của quá trình mua hàng.
Trong mô hình trên, mỗi giai đoạn sẽ đại diện cho một hành động mà khách hàng tương ứng sẽ trải qua trên facebook đẻ thể hiện mối quan hệ của khách hàng đó với doanh nghiệp của bạn.
4. Định nghĩa ai sẽ là khách hàng tốt nhất của bạn
Một trong những bước đầu tiên để phát triển một chiến dịch thu hút khách hàng mục tiêu đó là phân tích nhóm khách hàng hiện tại của bạn.
Có rất nhiều người đã có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ của bạn và bạn biết rằng có một sự khác biệt lớn giữa những người thích những gì bạn bán và những người mua những gì bạn bán.
Từ quan điểm này, bạn có thể bắt đầu định hình khách hàng mục tiêu của bạn đó là những người có khả năng, có mong muốn mua hàng của bạn. Những người về cơ bản có những đặc tính tương đồng với những khách hàng tốt nhất của bạn.
5. Lựa chọn khách hàng mục tiêu theo yếu tố nhân khẩu học
Dưới đây là một loạt các nhân tố mà bạn cần cân nhắc để quyết định chọn lựa khách hàng mục tiêu ứng với loại hình kinh doanh của bạn:
+ Độ tuổi; + Giới tính; + Vị trí địa lý; + Sở thích;
Khi xem xét yếu tố nhân khẩu học, bạn cần cân nhắc kỹ cả người đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và cả người mua sản phẩm, dịch vụ của bạn. Họ không thể cùng một người.
6. Sử dụng Personas để tiếp xúc với khách hàng của bạn
Personas được hiểu là những người bạn ảo trong chiến dịch marketing của bạn.
Việc sử dụng những người bạn ảo (Nick facebook ảo) sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng của bạn (ví dụ nick ảo đó lấy hình ảnh, tên của những cô gái xinh đẹp, vì xu thế khách hàng thường muốn tiếp xúc với những người như vậy).
Bạn có thể phát triển personas theo những bước cơ bản sau đây:
+ Bước 1: Phác thảo khách hàng của bạn là ai?
+ Bước 2: Tạo các nhóm khách hàng để chia sẻ nhiều thuộc tính tương đồng;
+ Bước 3: Sắp xếp các nhóm này theo thứ tự quan trọng;
+ Bước 4: Tạo ra một facebook cá nhân ảo có đặc tính phù hợp với mỗi nhóm;
+ Bước 5: Làm các nick ảo trên như nick thật bằng cách đưa ảnh cùng tên của một người thật sự vào (Lấy ảnh của bất kỳ ai đó mà họ không biết bạn);
+ Bước 6: Cuối cùng tạo một lý lịch ngắn gọn cho mỗi Personas;
7. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ quảng cáo của Facebook
Công cụ quảng cáo của facebook chủ yếu được dùng bởi những người làm quảng cáo để tạo, phát hành và quản lý các chiến dịch quảng cáo. Sau đây ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem làm thế nào để sử dụng các công cụ quảng cáo để nghiên cứu các đoạn khách hàng mục tiêu.
Các công cụ này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi sau:
+ Có bao nhiêu người dùng facebook đang ở gần trụ sở công ty bạn đã lập gia đình và trong độ tuổi 35 và 39?
+ Có bao nhiêu khách hàng trên trang facebook của đối thủ cạnh tranh đang sống gần doanh nghiệp bạn?
+ Có bao nhiêu khách hàng mục tiêu đã sẵn sang là khách hàng tiềm năng của trang facebook của đối thủ cạnh tranh?
Dưới đây là danh sách mô tả chi tiết xu hướng của nhiều đoạn khách hàng mục tiêu mà bạn có thể sử dụng các công cụ quảng cáo của facebook trong quá trình nghiên cứu:
+ Vị trí địa lý; + Độ tuổi; + Giới tính và ngôn ngữ;
+ Trạng thái quan hệ; + Like và sở thích; + Mục tiêu mạng lưới trên facebook;
+ Đào tạo và công việc; + Các kết nối;
Trên đây là toàn bộ nội dung về việc xác định khách hàng mục tiêu trên môi trường mạng xã hội Facebook theo quan điểm của Uy.
Bạn vui lòng cho biết cảm nhận của mình về bài viết bằng cách viết lời bình của mình vào hộp thoại ở cuối bài viết trong website cá nhân của Uy nhé!
@Ps: Hãy tham gia ngay group facebook “Digital Marketing Pro 4.0” để kết nối và trao đổi tri thức. Kích vào ĐÂY để tham gia!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
− =
Nội dung lời bình:*