Bạn đang muốn có một tập dữ liệu khách hàng mục tiêu hợp lệ? Bạn cũng mong muốn biết cách tạo phễu để thu thập dữ liệu về khách hàng mục tiêu mà họ tự nguyện đưa thông tin cho bạn? Bạn cũng muốn biết các kết quả phân tích từ chính những dữ liệu thu thập được để có những nhận định đánh giá chính xác về tập khách hàng mục tiêu của Bạn?
Bài viết này sẽ lần lượt giúp Bạn giải đáp các vấn đề được nêu ở trên.
Nội dung bài viết này gồm:
+ Xác định khách hàng mục tiêu;
+ Công tác chuẩn bị để tạo phễu thu thập dữ liệu khách hàng;
+ Tiến hành tạo phễu;
+ Chia sẻ phễu để thu thập dữ liệu khách hàng;
Một câu hỏi đặt ra là có nên bỏ tiền ra mua danh sách khách hàng đang được rao bán nhan nhản trên mạng hay không? Câu trả lời ở đâu là không nên, để rõ hơn vấn đề này, Bạn vui lòng đọc thêm tại bài viết “Bán danh sách 100 ngàn khách hàng VIP trên toàn quốc” để tránh tiền mất tật mang và vi phạm pháp luật (vi phạm điều 38 bộ luật dân sự về bí mật đời tư).
Thay vào đó, Bạn nên sử dụng các biện pháp để thu thập dữ liệu khách hàng một cách công khai và hợp pháp, để cả bạn và khách hàng đều biết nhau, để khách hàng tự nguyện cung cấp thông tin của họ cho bạn.
Để thu thập dữ liệu về khách hàng mục tiêu nhằm phục vụ cho các chiến dịch marketing và bán hàng trong tương lai, Bạn cần phải phân tích xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Nhu cầu và sở thích của họ là gì? Trình độ nghề nghiệp của họ ra sao? Họ ở những khu vực địa lý nào? Họ là học sinh, sinh viên, người đi làm, nhân viên văn phòng, nhà đầu tư, người giầu có…? Tìm họ ở đâu?…
Việc xác định khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất đó là bạn phải dựa vào sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp bạn định triển khai các chiến dịch bán hàng, marketing trong tương lai. Khi bạn đã xác định được tập khách hàng mục tiêu rồi thì bạn cần phân đoạn khách hàng mục tiêu đó ra thành những phân đoạn khác nhau dựa trên các tiêu chí phân đoạn khác nhau như: theo trình độ, lứa tuổi, khu vực địa lý…Qua đó bạn sẽ chọn ra những phân đoạn khách hàng tốt nhất nhằm giúp cho việc tạo phễu thu thập dữ liệu khách hàng mục tiêu, cũng như giúp cho hiệu quả các chiến dịch bán hàng, marketing trong tương lai đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Ví dụ: Tôi đang muốn triển khai quảng bá, tiếp thị và bán các sản phẩm phần mềm digital marketing như: Phần mềm Email Marketing cho tỷ lệ mail vào inbox trên 90% – NinjaMailpro.com; Phần mềm SMS Marketing với chi phí chỉ từ 10đ/sms – utp.smsmk365.com; Phần mềm tạo quảng cáo động cho website – VnTrigger365.com; Vậy thì đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi là những ai? Họ cần gì? Tìm họ ở đâu?…
Các sản phẩm trong ví dụ trên là các sản phẩm hoàn toàn tự động hóa hoạt động marketing của doanh nghiệp ứng với các kênh marketing như: Email marketing, sms marketing, website. Đây toàn là những kênh marketing thông dụng, hiệu quả và khi sử dụng công cụ trên thì nó sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất mà chi phí bỏ ra thì ít hơn nhiều so với các công cụ khác.
Như vậy đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi ở đây gồm: Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Các startup; Các bạn làm về marketing; Các sale bất động sản…(Uy đang phân đoạn khách hàng theo tiêu chí phân đoạn về trình độ và cấp bậc).
Qua phân tích ở trên, Bạn thấy tập khách hàng mục tiêu khá rộng, nếu thực hiện hết cùng một lúc thì sẽ khó thu được kết quả tối ưu vì nó bị phân tán.
Do đó để tập trung và hiệu quả, tôi chỉ chọn phân đoạn khách hàng mục tiêu là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam vì nhóm này sẵn sàng chi tiền và ra quyết định ngay nếu như sản phẩm thực sự mang lại hiệu quả marketing, bán hàng cho họ và đặc biệt chi phí hợp túi tiền của họ. Và nhóm sản phẩm này của Uy hoàn toàn đáp ứng được điều đó.
Vậy thì phân đoạn khách hàng mục tiêu này họ cần gì? Phải nói rằng họ cần nhiều thứ do nguồn lực của họ bị hạn chế. Tuy nhiên có những thứ mà nhóm khách hàng này cần thiết nhất đó là: kỹ năng bán hàng, marketing sản phẩm; kỹ năng quảng lý tài chính kế toán; Kỹ năng quản trị doanh nghiệp; Kỹ năng xây dựng và vận hành hệ thống; Danh sách khách hàng mục tiêu; Bán được hàng…
Từ phân tích đó thì Uy chọn ra một nhu cầu mà hầu hết các chủ doanh nghiệp đang rất yếu và đang thực sự cần đó chính là kiến thức, kỹ năng về quản trị tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Chính vì yếu trong mảng này mà khá nhiều chủ doanh nghiệp phải nhận cái kết rất đắng khi họ bị kế toán qua mặt hoặc bị đối tác am hiểu về tài chính, kế toán gạt. Do vậy họ gặp khá nhiều rắc rối với cơ quan thuế như bị phạt vì kế toán làm sai quy tắc tài chính kế toán, hay mất nhiều tiền trong các thương vụ mua bán do thiếu hiểu biết về nghiệp vụ kế toán quản trị => Đây sẽ là nút thắt để tạo phễu thu thập dự liệu về nhóm khách hàng mục tiêu này, nó sẽ được đề cập chi tiết ở mục 2 bên dưới.
Với nhóm khách hàng mục tiêu này chúng ta có thể tìm thấy họ dễ dàng trong môi trường online như: Tại các hội nhóm facebook có tên ứng với cụm từ khóa CEO, HỘI CHỦ DOANH NGHIỆP, CÂU LẠC BỘ CEO, CÂU LẠC BỘ CHỦ DOANH NGHIỆP, CÂU LẠC BỘ KHỞI NGHIỆP, CHỦ DOANH NGHIỆP, CHỦ CƠ SỞ ĐÀO TẠO, CHỦ CƠ SỞ TIẾNG ANH, SẾP, BNI…hay các hội nhóm tương ứng trên các group zalo, viber hoặc trên các diễn đàn web có tên ứng với các cụm từ khóa trên (bạn search google theo các cụm từ khóa trên là ra).
Sau khi xây dựng phễu thu thập dữ liệu khách hàng mục tiêu, Bạn hãy chia sẻ phễu vào các nơi đó là bạn sẽ thu thập được dữ liệu về khách hàng một cách hợp lệ.
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu và đã chọn ra được những phân đoạn khách hàng cần thu thập dữ liệu theo phân tích tương tự ở trên, Bạn cần phải tiến hành chuẩn bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho quá trình tạo phễu thu thập dữ liệu khách hàng.
Để thu thập được dữ liệu khách hàng một cách hợp lệ, Bạn cần phải trở thành một người cho đi, căn cứ vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu, bạn cần xây dựng những giá trị hữu ích liên quan đến các nhu cầu và mong muốn đó rồi đem tặng họ. Những giá trị này có thể là vật chất hiện hữu bằng tiền, hoặc các tài liệu & quà tặng miễn phí, các ebook, hoặc các giá trị tinh thần miễn phí…
Một số những cách điển hình để thu thập khách hàng trong thực tế được biết đến như:
+ Xây dựng bộ tài liệu, ebook hữu ích mà khách hàng mục tiêu cần và gửi tặng họ;
+ Tổ chức các minigame có thưởng và khuyến khích khách hàng tham gia;
+ Tổ chức các buổi hội thảo chuyên môn (trực tuyến hoặc offline) về các chủ đề mà khách hàng mục tiêu quan tâm;
+ Tổ chức các chương trình từ thiện, các chương trình dã ngoại…chỉ dành cho nhóm khách hàng mục tiêu của bạn;
+ Tổ chức các hội nhóm hỗ trợ nhau phát triển (chỉ dành cho nhóm khách hàng mục tiêu của bạn)…
…
(Chú ý: Khách hàng muốn tham gia hoặc muốn nhận quà thì phải cung cấp thông tin cho bạn)
Với trường hợp ví dụ thực tế được nêu trong mục 1 ở trên, Uy sẽ chọn cách tạo ra Bộ tài liệu có tên gọi “Bộ tài liệu kế toán quản trị thực tế dành cho sếp” để tạo phễu. Bạn có thể xem Phễu mà Uy đã xây dựng tại liên kết có tiêu đề tương ứng sau đây: Bộ tài liệu kế toán quản trị thực tế dành cho sếp.
Để tạo được bộ tài liệu dạng file PDF này Uy sẽ gõ các cụm từ khóa tương ứng trên google để tìm xem các bài viết phù hợp và tổng hợp lại, hoặc lấy chính các tài liệu có sẵn do người khác cung cấp trên mạng để làm mồi nhử cho chiếc phễu mà Uy sẽ tiến hành tạo dưới đây. Hoặc tốt nhất là nhờ một người bạn có chuyên môn tốt trong lĩnh vực này biên soạn giúp.
Sau khi có được bộ tài liệu này, Bạn cần phải lưu trữ trên các công cụ miễn phí trên mạng như google drive (drive.google.com) hoặc Mediafire (https://mediafire.com), sau đó bạn copy link của tài liệu này để đưa vào công cụ tạo phễu.
Chọn công cụ tạo phễu Surveys365.us – đây là một công cụ có chức năng tạo phiếu khảo sát, phiếu thu thập thông tin khách hàng, công cụ tạo bài kiểm tra…có hỗ trợ thống kê, báo cáo các kết quả về dữ liệu thu thập được. Đặc biệt nó hỗ trợ chức năng gửi mail cho khách hàng ngay sau khi họ đã đăng ký thông tin xong.
Về cơ bản, công cụ này tiện ích và tốt hơn google form vì nó hỗ trợ giao diện tùy biến, đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn, bên cạnh đó nó hỗ trợ chuyển hướng trực tiếp Khách hàng tới một trang web khác do bạn đặt khi họ thực hiện xong phiếu khảo sát hay phiếu đăng ký nhận quà…bên cạnh đó nó hỗ trợ thống kê dữ liệu thu thập đầy đủ, nó cũng hỗ trợ bạn lấy được toàn bộ dữ liệu đã đăng ký để tổ chức trên file excel nhằm phục vụ các chiến dịch sms marketing, email marketing sau này.
Sau khi đã chuẩn bị xong những thứ trên, Chúng ta đi vào phần thiết kế mẫu form đăng ký để nhận tài liệu từ ứng dụng tạo phễu Surveys365.us.
Để có thể sử dụng các tính năng của công cụ này nhằm phục vụ cho mục đích tạo phễu thu thập thông tin khách hàng mục tiêu, bạn cần phải đăng ký một tài khoản thành viên trên hệ thống này, việc đăng ký hoàn toàn miễn phí. Các thao tác thực hiện như sau:
+ Bước 1: Mở trình duyệt web như cốc cốc, chrome, IE và truy cập vào surveys365.us theo link sau: https://surveys365.us;
+ Bước 2: Bạn kích chuột vào menu Login trong cửa sổ mới mở ra => Tiếp theo Bạn kích vào mục Sign up FREE như ô vuông chữ nhật mầu đỏ số 1 ở hình dưới:
Hình 1: Đăng ký tài khoản thành viên
+ Bước 3: Trong cửa sổ mới hiện ra, Bạn tiến hành nhập các thông tin theo yêu cầu ứng với số thứ tự 2, 3, 4 như hình trên => cuối cùng bạn nhấn nút Sign Up (5) để hoàn tất việc đăng ký tài khoản thành viên => Khi đó hệ thống sẽ đưa bạn tới cửa sổ đăng nhập.
Ghi chú: Nếu phần này đã làm rồi (Bạn đã có tài khoản thành viên trên hệ thống này rồi), thì bạn bỏ qua.
3.2.1. Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Surveys365.us bằng cách mở trình duyệt web (chrome, cốc cốc, IE) sau đó gõ đường link https://surveys365.us vào => Trong cửa sổ mới mở ra, Bạn kích menu Login => trong cửa sổ đăng nhập, Bạn nhập thông tin đăng nhập (ứng với tài khoản thành viên được tạo ở mục 3.1. vào) => Cuối cùng nhấn nút Sign In để đăng nhập vào hệ thống.
3.2.2. Bước 2: Bạn kích chuột vào nút Create Survey ở góc trên cùng bên phải màn hình để bắt đầu quá trình tạo phiếu đăng ký nhận bộ tài liệu miễn phí được nêu ở trên.
3.2.3. Bước 3: Trong cửa sổ mới mở ra, Bạn kích chọn tab Questions và lần lượt đưa thông tin vào các ô tương ứng được đánh số thứ tự như hình dưới:
Hình 2: Thiết lập thông số cơ bản cho phễu thu thập thông tin khách hàng
Trong đó:
+ (7) Survey Title: Nhập tên của Phiếu thu thập thông tin khách hàng để phân biệt với các phiếu khảo sát, phiếu thu thập thông tin khác.
+ (8) Survey Start Date: Chọn ngày bắt đầu có hiệu lực đối với phiếu đăng ký nhận quà này (Phiếu khảo sát);
+ (9) Survey End Date: Chọn ngày kết thúc phiếu khảo sát này (Nếu để trống thì không có giới hạn kết thúc);
+ (10) Redirect Url: Bạn nhập URL của file tài liệu (quà tặng khách hàng) hoặc link của trang web mà Bạn muốn chuyển hướng khách hàng tới khi họ hoàn thành phiếu đăng ký thông tin (phiếu khảo sát) này;
=> Bạn đưa link của Bộ tài liệu cần tặng khách hàng vào đây, sau khi đăng ký thông tin xong thì hệ thống sẽ chuyển hướng đến liên kết đó, và khách hàng chỉ việc tải tài liệu về mà thôi.
+ (11) This surevey is private (Takes only by URL): Nếu bật thì phiếu đăng ký (phiếu khảo sát) này sẽ không hiển thị công khai khi thành viên trên hệ thống này kích vào menu Forms. Chỉ những ai có link của phiếu khảo sát này mới nhìn thấy.
+ (12) Unpublished: Khi lựa chọn này được bật lên thì Phiếu đăng ký (phiếu khảo sát này) sẽ không được thực thi, Khách hàng sẽ không điền thông tin được;
+ (13) IP Restriction: Lựa chọn này được bật thì mỗi địa chỉ IP chỉ được thực hiện phiếu khảo sát 01 lần trong mỗi phiên làm việc;
3.2.4. Bước 4: Tạo thông báo khi khách hàng bắt đầu tiếp cận với phiếu đăng ký nhận tài liệu (phiếu khảo sát), bằng cách bạn kích chọn tab Welcome Page và thực hiện điền dữ liệu cho các ô được đánh số thứ tự như hình dưới.
Hình 3: Thiết lập nội dung hiển thị khi khách hàng tiếp cận phiếu khảo sát (phiếu đăng ký nhận tài liệu)
+ (15): khu vực này bạn nhập nội dung hiển thị tới Khách hàng;
+ (16) Start Button Text: Nhập văn bản hiển thị cho nút khi Khách hàng bắt đầu thực hiện nhập dữ liệu (được hiển thị giống như hình trên ứng với nút ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU);
+ (17) Start Button Icon: Bạn kích vào đó để chọn biểu tượng đi kèm nút nhấn này;
3.2.5. Bước 5: Tạo thông báo khi Khách hàng đã thực hiện xong việc đăng ký form nhận tài liệu (hay phiếu khảo sát)
Bạn kích chuột vào tab Thank you Page, sau đó thực hiện điền thông tin vào các ô được đánh số thứ tự như hình dưới:
Hình 4: Thiết lập nội dung hiển thị khi khách hàng hoàn thành phiếu khảo sát (phiếu đăng ký nhận tài liệu)
+ (19): khu vực này bạn nhập nội dung thông báo khi khách hàng hoàn thành khảo sát, thường là lời cảm ơn. Khu vực này bạn cũng có thể gắn link của tài liệu hoặc quà mà bạn định tặng cho Khách hàng.
+ (20) End Button Text: Bạn nhập tiêu đề của nút nhấn vào (trường hợp này tiêu đề nút nhấn khi kết thúc khảo sát là THANKS YOU);
+ (21) End button icon: Chọn biểu tượng cho nút nhấn.
3.2.6. Bước 6: Tạo nội dung cho form đăng ký nhận tài liệu
+ Bạn kích chuột trở lại tab Questions (22) để tiến hành tạo các thành phần cho form đăng ký nhận tài liệu (phiếu khảo sát nói chung) => Kích vào nút nhấn New Question (23) như hình dưới để tạo thành phần đầu tiên của form đăng ký nhận tài liệu.
Hình 5: Thiết lập các thành phần cho phiếu khảo sát (phiếu đăng ký nhận tài liệu)
Lưu ý: Nếu muốn tạo trang mới thì bạn kích chuột vào nút nhấn ADD NEW STEP (24), thông thường một form đăng ký nhận tài liệu (hay phiếu khảo sát) có trang đầu để cho khách hàng điền thông tin cá nhân, các trang tiếp theo là các thành phần (hoặc các câu hỏi) để ghi nhận các dữ liệu liên quan. Trong ví dụ này, ta chỉ cần dùng một trang đầu để ghi nhận dữ liệu cá nhân thật cần thiết của khách hàng mà thôi.
+ Trong cửa sổ mới như hình dưới, Bạn lần lượt điền thông tin vào các thành phần tương ứng theo số thứ tự được liệt kê trong hình dưới:
Hình 6: Thiết lập dữ liệu cho các thành phần cho phiếu khảo sát (phiếu đăng ký nhận tài liệu)
+ (25): Bạn nhập câu hỏi cần khách hàng trả lời vào đây, trong trường hợp ví dụ được nêu ở phần 1 tôi sẽ yêu cầu Khách hàng nhập Họ và tên của họ vào.
+ (26): Nhập gợi ý cho khách hàng biết họ cần phải nhập gì?
+ (27) Required question to answer: bật lựa chọn này thì Khách hàng bắt buộc phải nhập nội dung vào thành phần này.
+ (28) Answers at the same line: Bật lựa chọn này thì các câu trả lời sẽ được ở cùng một dòng, nếu không thì mỗi câu trả lời ở mỗi dòng khác nhau.
+ (29): Bạn chọn kiểu thành phần (kiểu câu hỏi) cho phù hợp với thành phần mà bạn định nghĩa. Trường hợp ọ và tên thì ta nên chọn kiểu dữ liệu là Single Line Text (tức là dữ liệu trên một dòng đơn);
+ (30) icon: bật lựa chọn này, bạn sẽ chọn biểu tượng được cho thành phần này (các câu trả lời);
+ (31) Add New: Kích vào để tạo câu trả lời (trường hợp kiểu câu trả lời là multi choice thì sẽ cần nhiều câu trả lời – nhiều lựa chọn cho khách hàng);
+ (32): Nhập câu trả lời vào ô này;
+ (33): Chọn biểu tượng cho câu trả lời này.
Lưu ý:
- Để thêm câu trả lời cho mỗi câu hỏi thì ứng với câu hỏi đó bạn kích chuột vào nút ADD NEW (nút nhấn thứ 31);
- Để thêm câu hỏi bạn nhấn vào nút nhấn New Question (nút nhấn thứ 34);
=> Bạn làm tương tự để bổ sung cho các thành phần khác như: Số điện thoại; Địa chỉ email; Tên công ty; Vị trí công tác…
Trong ví dụ này, Uy chỉ làm đến thành phần Vị trí công tác mà thôi.
==> Sau khi tạo các thành phần hoàn chỉnh rồi thì bạn nhấn nút SEND SURVEY để hoàn thành việc tạo form đăng ký nhận tài liệu (hay còn gọi tên khác là phiếu khảo sát hoặc phễu thu thập thông tin khách hàng);
Hình 7: Kết quả sau khi hoàn thành việc tạo phễu thu thập dữ liệu khách hàng
+ (35): tên của phễu thu thập dữ liệu khách hàng mục tiêu (hay còn có tên gọi khác là tên của phiếu khảo sát). Nếu bạn kích chuột vào đó thì nó sẽ mở ra cửa sổ mới, cửa sổ này thể hiện giao diện phía khách hàng (giao diện dành cho người dùng đầu cuối để nhập thông tin vào). Bạn có thể copy link của cửa sổ này để gửi cho khách hàng của Bạn;
Lưu ý: Khi bạn kích chuột phải vào tên của Phễu thì nó sẽ hiển thị ra menu dọc như hình số 7 bên trên;
+ (36): Bạn kích chuột vào menu này, thì địa chỉ của form khảo sát (giao diện dành cho khách hàng) sẽ được copy vào bộ nhớ đệm, giờ bạn chỉ việc dán vào nơi bạn cần cho khách hàng biết mà thôi.
+ (37): kích vào menu này để mở phễu để khách hàng điền thông tin vào phiếu khảo sát (giao diện phễu phía khách hàng);
+ (38): Lực chọn này được bật lên thì phễu thu thập dữ liệu khách hàng sẽ không có hiệu lực => Khách hàng không thể điền dữ liệu vào form đăng ký này.
3.2.7. Bước 7: Chia sẻ phễu thu thập dữ liệu tới khách hàng
3.2.7.1. Tổ chức nội dung mồi để chia sẻ lên mạng xã hội nơi chứa khách hàng mục tiêu được phân tích ở phần 1 bên trên
+ Trước tiên bạn cần tổ chức một đoạn nội dung mồi ngắn gọn, sau đó đính kèm link của form đăng ký nhận tài liệu được tạo ở trên vào => toàn bộ nội dung này được gọi là Phễu thu thập dữ liệu khách hàng (mức hoàn chỉnh).
Ví dụ:
Để không bị dính các phốt và để không bị rủi ro với cơ quan thuếbạn cần phải tham khảo ngay tài liệu này!
Bộ tài liệu kế toán quản trị thực tế dành cho sếp => Hoàn toàn miễn phí.
Vui lòng tải về tại link sau: https://surveys365.us/run/survey/3
Ghi chú: link của form đăng ký nhận tài liệu https://surveys365.us/run/survey/3 được lấy bằng cách kích chuột phải vào ô có thứ tự 35 => sau đó chọn menu ứng với số thứ tự 36 ở hình 7 bên trên.
3.2.7.2. Tích hợp form đăng ký nhận tài liệu vào website
+ Để làm được điều này, trước hết bạn cần tổ chức một bài viết tóm lược nội dung của tài liệu và giúp khách hàng khi đọc thì kích thích họ kích vào form đăng ký nhận tài liệu như được thể hiện ở bài viết ” Bộ tài liệu kế toán quản trị thực tế dành cho sếp“.
+ Tiếp theo bạn cần lấy mã tích hợp form điền thông tin nhận tài liệu từ Surveys365.us bạn kích chuột phải vào dấu … có số thứ tự 39 như hình dưới => Kích chọn menu Embed Survey (40)
Hình 8: Kết quả sau khi hoàn thành việc tạo phễu thu thập dữ liệu khách hàng
+ Khi đó bạn nhận được đoạn mã tích hợp như sau:
<iframe src="https://surveys365.us/run/survey/3/view" style="width: 460px;height:315px" frameborder="0"></iframe>
=> Bạn đổi lại là:
<iframe src="https://surveys365.us/run/survey/3/view" style="width: 100%;height:640px" frameborder="0"></iframe>
===> Sau đó bạn dán đoạn mã tích hợp này vào phía cuối bài viết => Như vậy, Bạn sẽ có được một phễu thu thập dữ liệu khách hàng trên web hoàn chỉnh.
- Để chia sẻ phễu thu thập dữ liệu tổ chức trên website tới các mạng xã hội (được liệt kê ở phần 1) thì bạn cần tổ chức giống như mục 3.2.7.1 bên trên, nhưng thay link của form đăng ký thu thập dữ liệu bằng link của bài viết được tạo ra ở mục 3.2.7.2 này;
- (41) Survey Statistics: Khi kích chuột vào menu này, Một cửa sổ thống kê, báo cáo kết quả đăng ký nhận tài liệu của toàn bộ các khách hàng đã thực hiện;
- (42) Show Responses: kích vào menu này sẽ hiển thị danh sách các khách hàng đã điền thông tin để nhận tài liệu;
- (43) Send Survey: Kích vào menu này để gửi link của form đăng ký nhận tài liệu tới khách hàng qua email;
- (44) Edit Survey: Kích vào menu này để chỉnh sửa nội dung của form đăng ký thu thập thông tin khách hàng;
- (45) Delete Survey: Kích vào menu này để xóa form đăng ký (phiếu khảo sát) tương ứng;
- Để thay đổi mầu nền, mầu nút nhấn và các thiết kế khác cho Form đăng ký nhận tài liệu, Bạn hãy kích chuột vào tab Design ở hàng tab cuối cùng như trên hình 5 và sau đó thao tác thay đổi ở đó;
- Để gửi tài liệu hoặc quà qua mail sau khi khách hàng hoàn thành việc đăng ký thông tin để nhận tài liệu nhằm tránh việc khách hàng đưa thông tin ảo thì bạn hãy theo dõi nội dung cập nhật cho bài viết này trong thời gian tới nhé! Hãy theo dõi bàn này thường xuyên, Uy sẽ cập nhật hướng dẫn chức năng này trong tương lai gần.
Như vậy, đến đây Uy đã chia sẻ toàn bộ nội dung về hướng dẫn tạo phễu thu thập thông tin khách hàng, hy vọng nó sẽ giúp ích thật nhiều cho công việc của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi vào mục THÊM MỘT LỜI BÌNH vào cuối bài viết này!
Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này tới Bạn bè, đồng nghiệp của bạn để giúp họ cùng phát triển.
Hãy tham gia ngay group Digital Marketing Pro 4.0 để cùng trao đổi, thảo luận các vấn đề về SEO và gia tăng cơ hội kết nối cho Bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài viết này, bạn vui lòng để lại comment vào dưới bài viết này hoặc đưa câu hỏi vào group Digital Marketing Pro 4.0 để được giải đáp.
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
+ 6 = 15
Nội dung lời bình:*