LỜI TỰA: Các câu nói nổi tiếng của Mã Vân.
* Theo tôi, có ba loại người – Người làm kinh doanh: tạo ra tiền bạc; Thương nhân: làm những gì nên làm và không làm những gì không nên làm; Doanh nhân: Gánh vác trách nhiệm xã hội. Doanh nhân phải là người tạo ra giá trị và môi trường cho xã hội.
* Miễn phí là thứ hàng hóa đắt nhất trên thế giới.
* Tuyệt đối không nên so sánh vận may của mình với người khác. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình may mắn hơn ai, có lẽ tôi chỉ có nghị lực hơn họ lúc gặp khó khăn, khi mọi người không thể đứng vững nữa thì tôi có thể trụ thêm một giây rồi hai giây và hơn thế nữa.
* Những người chỉ cho chúng ta thấy sai lầm mới chính là những người bạn thực sự.
* Có hai trường hợp khiến một công ty dễ mắc sai lầm nhất, một là khi có quá nhiều tiền, hai là đứng trước quá nhiều cơ hội. Một CEO không chỉ nhìn thấy cơ hội, bởi cơ hội rất nhiều, họ phải thấy được những khó khăn và phải tiêu diệt chúng ngay từ trong trứng nước.
* Người dại nói chuyện bằng mồm, người thông minh nói chuyện bằng đầu, người trí tuệ nói chuyện bằng trái tim.
TÌM HIỂU VỀ CON NGƯỜI MÃ VÂN
Mã Vân được ví như một trong những thủ lĩnh “trái nghề” giàu có nhất trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử của Trung Quốc. Từ một thầy giáo không mấy tiếng tăm ở Tây Hồ, ông đã gây xôn xao dư luận không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài thông qua những thành công của trang web thương mại điện tử Alibaba. Bắt đầu tư hai bàn tay trắng, chỉ sau sáu năm cần cù lao động, Mã Vân đã sở hữu Alibaba, một trang web thương mại đứng hàng thứ hai Trung Quốc, chỉ sau eBay, và đủ tiềm lực tài chính để mua lại Yahoo Trung Quốc để thực hiện ước mơ về một trang thương mại điện tử không đối thủ. Vươn lên từ nghịch cảnh
“Có người nói rằng tôi chơi ngông, nhưng tôi thấy tất cả đều có thể thực hiện từng bước một”, Mã Vân nói. Thành lập Alibaba vào tháng 7 năm 1999, khi mọi nhân viên còn chưa biết tiền lương của mình sau này lấy ở đâu ra, ông đã tuyên bố hùng hồn phải duy trì Alibaba ít nhất ba thế kỷ, không những đế còn phấn đấu đưa mức giao dịch mỗi ngày vượt qua con số 1 triệu nhân dân tệ. Sauk hi Alibaba đi vào ổn định, Mã Vân còn nói cho dù có nhìn qua kính viễn vọng cũng không tìm thấy đối thủ.
Lúc mới bắt đầu, lời tuyên bố của Mã Vân chỉ nhận được thái độ thờ ơ của nhiều người. Nhưng Mã Vân châm ngòi nỗ khắp nơi bằng cuộc bứt phá ngoạn mục về doanh thu. Năm 2005 Alibaba thu được đạt 68 triệu USD, tăng gấp 10 lần năm 2002, tỉ lệ lợi nhuận mà Alibaba đạt được vượt hơn 50%. Thành công với Alibaba, Mã Vân tự tin tiến thêm bước thứ hai, tấn công vào thị trường bán đấu giá trên mạng bằng tuyên bố khá sốc: trang web dưới trướng Taobao trong quý năm 2005 đã có mức doanh thu vượt trang eBay, đồng thời trở thành trang web chuyên kinh doanh và bán đấu giá lớn nhất Trung Quốc. Ông tuyên bố sẽ cho eBay một đòn chí mạng.
Chỉ sau sáu năm, từ một người gần như trắng tay khi sáng lập ra Alibaba, Mã Vân đã có tên trong bảng xếp hạng 40 người giàu nhất Trung Quốc và góp mặt trên tạp chí Forbes ở vị trí 27 với tài sản 370 triệu USD (khỏng 12,27 tỉ Đài tệ). Với phong cách làm việc độc lập và sách lược khó đoán trước của mình, ông liên tục trở thành nhân vật tiêu điểm trong ngành thương mại điện tử đang phát triển như vũ bão tại Trung Quốc. Ý tưởng cũng cần được đầu tư
Mã Vân năm nay 41 tuổi, trưởng thành trong hoàn cảnh nghèo khó, mọi thứ đều tự thân bươn chải. Vì ông nội từng làm bảo trường thời kỳ Quốc dân Đảng nên bị liệt vào “ngũ loại”, Mã Vân nói: “Từ nhỏ tôi đã xác định, không được dựa dẫm, mà phải dựa vào chính thực lực của mình”. Phải thi tốt nghiệp trung học hai lần, thi đại học ba lần, từng đạp xe ba bánh, vừa học vừa làm, khó khăn lắm mới thi đậu một trường tương đối khó ở đại lục đó là Học viện Sư phạm, sau khi tốt nghiệp đi dạy sáu năm thì bỏ nghề theo nghiệp kinh doanh.
Nghịch cảnh đã tạo cho ông một tính cách kinh trì đến cùng. Vì muốn học Anh văn, từ năm 13 tuổi, trong 8 năm liền mỗi ngày ông đều đến trước khách sạn, làm hướng dẫn viên du lịch không công cho du khách nước ngoài để có cơ hội tự luyện tiếng Anh. Tuy chưa từng du học nước ngoài, nhưng những kiến thức và vốn sống tích lũy được từ cuộc sống bươn chải cộng với tính cách kiên trì đến cùng của mình, những yếu tố đó còn hữu ích hơn cả tấm bằng đại học.
“Có nhiều thanh niên luôn mơ ước rất nhiều nhưng lại không biết phấn đấu biến ước mơ thành sự thật”. Ông nói, muốn làm nên sự nghiệp, điều quan trọng nhất không phải là mục tiêu và phương pháp mà là có quyết tâm đánh đối tất cả cho mục tiêu đó hay không. Đó mới là điều quan trọng. Ông bày tỏ qun điểm: “Tôi cho rằng, khi định ra mục tiêu, ý tưởng là rất quý, nhưng việc thực hiện nó với quyết tâm bao nhiêu phần trăm nữa, tôi qun tầm điều này hơn”.
Năm 1995, khi Trung Quốc đại lục còn chưa kết nối với mạng internet, nhưng ở Mỹ thì người ta đã đưa nó về nhà “làm bạn”. Tuy ở Trung Quốc vẫn chưa có, nhưng trực giác của ông mách bảo “thứ này sẽ hứa hẹn nhiều cơ hội”. Tháng 5 – 1995, ông gom góp được 50 ngàn nhân dân tệ (khoảng 200 ngàn Đài tệ) và thành lập một công ty có tên gọi là “Những trang vàng Trung Quốc”. Thế nhưng, trên khắp Trung Quốc chưa có internet thì những trang web kiểu này biết bán lại cho ai đây? Nhưng dường như thấy được hướng đi của Mã Vân, Tống Lập Hưng – một người bạn của Mã Vân đã thẳng thắn: “Lúc đó ngay cả chính phủ cũng chưa đưa vào sử dụng (internet), với một Mã Vân trong tay không có số vốn hàng trăm triệu, chúng ta đều thấy đây không phải là trò đùa, càng không phải là thứ mà Mã Vân đem ra đùa được!”.
Và trên thực tế Mã Vân không đùa mà làm thật. Ông hợp tác cùng một người bạn đến từ Seattle (Mỹ) tìm khách hàng ở Hàng Châu, gửi tư liệu của công ty qua Mỹ nhờ bạn thiết kế trang web, đến khi khách hàng gọi điện qua Mỹ xácnhận tư liệu được đưa lên mạng hay chưa rồi mới thanh toán tiền. Lúc này, có người cho rằng Mã Vân là kẻ lừa đảo, nghi ngờ phải chăng trang web của ông thực chất không tồn tại. Nhưng vào tháng 8 – 1995, Trung Quốc chính thức kết nối internet, cuối cùng Mã Vân đã chứng minh được những gì mình nói là thật, mức doanh thu của những trang vàng Trung Quốc năm đó đã lên đến 7 triệu nhân dân tệ.
Sau khi kết nối internet, ngành điện tín của Trung Quốc cũng thấy được thị trường đầy tiềm năng này, và đã thành lập công ty với số vốn 250 triệu nhân dân tệ cùng cạnh tranh với dịch vụ trang vàng của Mã Vân. Ngành điện tín Trung Quốc tuy mạnh nhưng giá thành cũng khá cao, cần có nhiều khách hàng mới tồn tại được. Những trang vàng Trung Quốc của Mã Vân chỉ có mười mấy trang nhưng lại hcỉ cần một vài khách hàng là có thể duy trì hai ba tháng đồng thời có thể phát triển them. Kết quả cuộc cạnh tranh, ngành điện tín Trung Quốc đồng ý bỏ ra 1,4 triệu nhân dân tệ mua lại công ty của Mã Vân, nhờ thế ông có được số vốn lập nghiệp đầu tiên. Đừng để giấc mơ tan vỡ
Cuối năm 1997, ông đưa nhân viên đến Bắc Kinh huấn luyện, lúc này nhập khẩu trang web mới là chủ yếu, Mã Vân một lòng muốn làm trang web thương mại điện tử, cuối cùng lại phí công vô ích. Biên đạo đài truyền hình trung ương người từng phỏng vấn mã Vân – ông Phàn Hinh Man tiết lộ: “Thất bại ở Bắc Kinh, cơ ngơi ở Hàng Châu cũng không còn, gần như khuynh gia bại sản”.
Về Hàng Châu, Mã Vân tìm được 18 người dám cùng ông đương đầu với thách thức, tất cả đều tự xuất tiền chung sức lập trang web Alibaba, đặt cược tất cả vào dịch vụ thương mại điện tử. Phàn Hinh Man quan sát thấy, Mã Vân là một nhà diễn thuyết rất có rất có khả năng truyền đạt và khơi dậy, “ông như một liều thuốc tác dụng tức thời, giúp lộ ra những khát vọng cháy bỏng nơi sâu thẳm nhất trong trái tim con người” mà trong số đó, Thái Sùng Tín là một điển hình.Năm 1999, Thái Sùng Tín đại diện Công tyInvestor AB đầu tư vào trang Alibaba, nhưng lại bị cuốn vào lý tưởng của Mã Vân, ông không màng đến tiền lương 750 nghìn USD một năm mà cam tâm nhận đồng lương 500 nhân dân tệ (khoảng 2000 Đài tệ) mỗi tháng, cứ thế phục vụ bán mạng cho Mã Vân.
Bước đầu lập công ty, ai ai cũng nhận được mức lương như nhau, cùng làm việc ngày đêm ở nhà Mã Vân, mệt thì chợp mắt một chút, thù lao nhân viên nhận được cũng cho ông mượn trước.
Lú bấy giờ, vẫn không ai thấy được thị trường thương mại điện tử B2B, cũng như chiến lược phát triển nhắm vào các công ty kinh doanh dịch vụ và tiện ích trên mạng đã ít lại càng them ít. Các nhân viên có những nhận định khác nhau về tương lai của công ty, thậm chí còn nghi ngờ giá trị tồn tại của Alibaba.
“Những cơ hội mà mỗi người nhận thấy chắc chắn sẽ bị tôi cho vào sọt rác, những gì mọi người muốn làm, sao mà đến lượt các bạn?” Mã Vân giải thích nguyên nhân tính kiên trì của mình, lúc này, trong số dân 1,3 tỉ người của Trung Quốc, chỉ có 30 triệu người lên mạng, khách hàng của công ty lại ít, chỉ có vài ngàn người phân tán khắp nơi trên toàn quốc, cũng vì thị trường rất nhỏ, nên căn bản không có đối thủ cạnh tranh gia nhập. Ông thuyết phục nhân viên: “Giá cổ phiếu có htể sẽ thành bọt, nhưng giấc mơ internet vẫn không bao giờ tan vỡ”.
Những năm tháng kiên trì của nhóm Mã Vân đã được đền đáp. Hai năm sau đó, Alibaba được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những trang web thương mại điện tử tốt nhất toàn cầu. Đến năm 2004, Alibaba đã trở thành trang web thương mại điện tử B2B lớn nhất đại lục. Bốn năm qua, mức doanh thu mỗi năm của Alibaba đều tăng trưởng theo cấp số nhân. “Kẻ liều lĩnh” đáng gờm
Mỗi khi gặp phải đối thủ lớn, Mã Vân đều có thể chuyển yếu thành mạnh. “Mấy năm gần đây, tôi ngộ ra một điều, chỉ cần anh thông minh thì cho dù voi muốn dẫm chết kiến cũng không phải dễ. Kiến nhỏ nấp trong khe nứt, voi dẫm thế nào cũng không chết, chỉ cần tiếp tục sinh tồn, sợ gì không có ngày giành thắng lợi”, ông nói.
Mã Vân khẳng định: “Lấy yếu thắng mạnh chính là triết lý thái cực quyền, tất cả sứcmạnh toàn thân tập trung vào một điểm là có thể đột phá”. Khi gặp phải đối thủ mới, trước tiên Mã Vân ngồi lại ngắm kỹ đối thủ, xem đối phương có mạnh hơn mình hay không, xem mình đã nắm được bao nhiêu thị phần, vốn đã đủ mạnh chưa, một khi phát hiện ra điểm yếu của đối phương liền lập tức tập trung toàn lực đột phá. Việc cạnh tranh với eBay cũng dựa vào triết lý này. Mã Vân tự nhận Alibaba là trang web đứng thứ hai trên thị trường thương mại điện tử, vẫn còn kém xa so với eBay, nhưng ông thấy rõ điểm không thuận lợi của eBay trong số các trang web giải trí của Trung Quốc, đó là đội ngũ eBay chỉ mới có 4 năm kinh nghiệm, hơn nữa lại phải chịu sự chi phối từ tổng công ty ở tận bên Mỹ, chỉ xếp hạng thứ tư, chưa chắc qua mặt được Alibaba.
Trong khi đó, Alibaba đã trở thành hạng “lão làng” ở Trung Quốc với “gần 10 năm kinh nghiệm về thương mại điện tử”. Lúcnày, eBay chiếm 90% thị trường bán đấu giá Trung Quốc, nhưng thị trường bán đấu giá chỉ chiếm 1/16 số người truy cập cả trang web, vì thế tháng 5 – 2003 Mã Vân quyết định thành lập trang web Taobao. Chưa đến ba năm, trang Taobao đã có được 13 nghìn account, đủ đế sánh ngang hàng trên thị trường Trung Quốc với trang giải trí eBay vốn đã có 17 nghìn account và độc bá trên thị trường bấy lâu nay.
Đối với đại gia Google, Mã Vân cũng dự tính cạnh tranh với cách thức tương tự. “Tìm kiếm chỉ là một chiến dịch trong trận đại chiến, đánh trận này không thể gắng sức, phải giương đông kích tây”. Mã Vân cho rằng nên duy trì tồn tại trước rồi mới đánh tiếp, trọng tâm trước mắt vẫn là phát triển thương mại điện tử, mà tìm kiếm lại là công cụ quan trọng trong chiến lược phát triển lĩnh vực này. “Bây giờ chúng tôi không còn là con kiến nữa rồi, Google có muốn tiêu diệt cũng rất khó” – Mã Vân thách thức.
Việc xây dựng lại Yahoo Trung Quốc cũng dựa trên đạo lý này. Mã Vân tính toán “Thay vì 60 người đánh 60 trận, chi bằng 60 người cùng đánh một trận”. Ông chỉ chú trọng mục thể thao, giải trí và tài chính, vì ông thấy rằng thế vận hội sẽ mang lại cơ hội kinh doanh cho mục thể thao; còn các sản phẩm giải trí như ca nhạc, điện ảnh và truyền hình lúc nào cũng có thị trường; về ngành tài chính vốn gắn liền với thương mại điện tử, thì đây sẽ là lĩnh vực hạt nhân trong tương lai.
Hôm nay, Mã Vân không còn là một thầy giáo nghèo ở Tây Hồ của mười năm trước nữa, mà là một ngôi sao quyền thế trong lĩnh kinh doanh mạng tại Trung Quốc. Dường như Mã Vân đã tìm ra được con đường đi riêng cho mình với ý tưởng đúng đắn. Mã Vân đã làm cho nhiều nhà kinh doanh mạng điện tử hất sức ngạc nhiên và khâm phục. Ông đã tạo dựng những cột mốc đáng nhớ cho công nghệ thông tin của Trung Hoa. Gần đây nhất tháng 8 – 2005 ông tuyên bố mua lại Yahoo của Trung Quốc, một quyết định gây sốc cho thị trường mạng Trung Hoa.
Đây là một trong những bước đột phá mà Mã Vân đã nỗ lực không ít thời gian cho sự sáp nhập này. Nhiều người cho rằng, Mã Vân luôn đưa ra những quyết định khiến nhiều người bất ngờ, nhưng Mã Vân thì cho rằng điều đó không có gì là ghê gớm. Việc sáp nhập với Yahoo chính là điều anh mong muốn đã lập chiến lược cho sự sáp nhập này với những bước chuẩn bị cho một kênh thương mại điện tử lớn nhất Trung Hoa.
Yahoo đầu tư 1 tỷ USD, chiếm 40% cổ phần của Alibaba, lại giao Yahoo Trung Quốc cho Mã Vân kinh doanh – một người không có kỹ thuật thiết kế công cụ tìm kiếm cũng không có kinh nghiệm kinh doanh trên mạng, điều này làm không ít người tỏ ra lo ngại. Dư luận bàn tán rất nhiều về việc này và họ cho rằng: “Liệu Mã Vân có thành công hay không? Hay rồi sẽ nhấn chìm luôn cả Yahoo rơi vào tình cảnh khó khăn”.
Dựa trên tiểu sử của mã Vân thì những lo ngại ấy không phải là không có cơ sở. Tuy nhiên khi Yahoo và Alibaba còn chưa điều chỉnh thống nhất, Mã Vân đã cao giọng: “Một năm sau sẽ quyết một phen sống còn với Baidu”. Mã Vân quyất định sẽ đầu tư thêm 100 triệu nhân dân tệ để nâng cấp công cụ tìm kiếm của Yahoo Trung Quốc. ý chí củaanh không chỉ có khi sáp nhập thành công với Yahoo, mà nó đã bắt đầu chảy trong anh khi anh sáng lập nên Alibaba.
Trang web Alibaba mà Mã Vân kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử B2B Trung Quốc chiếm tỉ lệ 90%. Ở Trung Quốc, chiến lược không tung ra dịch vụ mới mà chỉ dựa trên dịch vụ đã có cùng với nhiệm vụ khó hoàn thành mà Mã Vân thách thức khiến người ta không thể không gọi ông bằng cái tên “kẻ liều lĩnh”.
Theo ChuyenDoanhNhan
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
× = 1
Nội dung lời bình:*