Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn chuyên ngành nào để theo học? Bạn đang phát ngán với công việc hiện tại và đang muốn chuyển sang ngành marketing theo lời khuyên của các TIỀN BỐI đi trước nhưng không biết mình có hợp với ngành này hay không? Bạn cũng đang muốn biết các công việc của ngành marketing gồm những gì? Cơ hội nghề nghiệp với ngành Marketing có rộng mở không? Lương có được từ ngành marketing có đủ trang trải cuộc sống, thậm chí có giúp bạn làm giầu được không?
Thông qua các nội dung được chia sẻ từ bài viết này, bạn sẽ có đáp án cho những câu hỏi bên trên.
Nội dung Bài viết gồm:
+ Marketing là gì?
+ Các vị trí việc làm marketing trong doanh nghiệp?
+ Tôi có hợp với ngành marketing hay không?
+ Người hướng nội có hợp với ngành marketing hay không?
+ Lộ trình thăng tiến của người làm marketing ntn?
+ Ngành marketing có dễ xin việc không?
+ Tôi nên theo chuyên ngành nào trong ngành marketing?
NỘI DUNG CHI TIẾT
Theo Philip Kotler – Cha đẻ của Marketing hiện đại – Ông cho rằng: “Marketing là Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.”
Nguyên văn nội dung định nghĩa tiếng Anh Marketing là gì của Philip Kotler: “The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit”.
Trong thực tế, liên quan đến marketing thì có hai loại hình doanh nghiệp: Một là Client, Hai là Agency. Trong đó Client được hiểu là các doanh nghiệp cần đi thuê hoặc mua dịch vụ Marketing từ các Agency để nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp đó tới khách hàng mục tiêu.
Thông thường, trong các Client có thể có các vị trí marketing như sau:
+ Nhân viên nghiên cứu thị trường/Phân tích dữ liệu – Market Research Analyst/Marketing Data Analyst – Họ thực hiện các công việc chính như:
Thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích và kiểm chứng số liệu, hiệu quả, đánh giá xu hướng thị trường…để giúp lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở xây dựng các chiến lược Marketing phù hợp, tối ưu cho doanh nghiệp.
+ Chuyên viên sáng tạo nội dung – Content Marketing/Content Creator – Họ có nhiệm vụ thực hiện các công việc như:
+ Chuyên viên Marketing – Marketing Specialist/Digital Marketing – Nhóm này thường thực hiện các công việc như:
+ Nhân viên SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm):
Nhân viên SEO có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động cải thiện thứ hạng của trang web của công ty đối với các công cụ tìm kiếm, tiến hành nghiên cứu từ khóa, đề xuất các kỹ thuật SEO và thiết kế trang web, phân tích và áp dụng các số liệu về hiệu suất của trang web và từ khóa. Các nhân viên SEO sẽ phát triển mạnh nếu họ sở hữu các kỹ năng phân tích, tư duy phản biện mạnh mẽ và lập trình hoặc kỹ năng kỹ thuật.
+ Nhân viên Social Media (Nhân viên truyền thông xã hội):
Các nhân viên Social Media chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý các chiến dịch marketing cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp dựa trên các phương tiện truyền thông xã hội như: Facebook, Linkedin, twitter, youtube, tiktok… Họ tạo nội dung, quản lý và theo dõi các chiến dịch quảng cáo và luôn cập nhật xu hướng truyền thông mới. Các kỹ năng cho vai trò này bao gồm giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản mạnh mẽ, sáng tạo và hiểu biết sâu sắc về các phương tiện truyền thông xã hội.
+ Nhân viên Digital Marketing:
Nhân viên Digital Marketing là người ngoài kiến thức chuyên môn về marketing, họ còn phải là người biết cách sử dụng thuần thục các các công cụ digital và áp dụng nó hiệu quả vào công việc marketing của công ty. Họ có thể chỉ đi sâu vào một mảng digital marketing cụ thể chẳng hạn như SEO, Social Marketing, Content Writer, hay chạy quảng cáo Facebook Ads..hoặc cũng có thể họ sẽ phải làm hết những công việc nếu họ làm việc trong công ty nhỏ, công ty mới startup…
+ Nhân viên PR & Tổ chức sự kiện:
Truyền thông nội bộ, truyền thông nói chung, tổ chức sự kiện là cách phổ biến để tương tác và chăm sóc khách hàng đồng thời tạo được cách nhìn thiện cảm về thương hiệu. Đó là lí do vì sao các công ty cần đến các nhân viên Pr, Tổ chức sự kiện.
Trách nhiệm của nhân viên PR, Tổ chức sự kiện bao gồm tạo thông điệp, tổ chức và quảng bá các sự kiện quảng bá. Để có một vị trí Pr, tổ chức sự kiện, bạn cần kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và các công cụ trò chuyện, sẵn sàng làm việc dưới áp lực và thời hạn gắt gao, kỹ năng tổ chức và đàm phán hiệu quả…
Doanh nghiệp Agency chính là những công ty quảng cáo truyền thông, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ Marketing cho Client. Agency thường có các vị trí công việc như sau:
+ Nhân viên Dịch vụ khách hàng – Account:
+ Nhân viên Hoạch định chiến lược – Planner:
+ Nhân viên Thiết kế đồ họa – Designer:
+ Nhân viên Sáng tạo nội dung - Copywriter:
Tương tự như công việc Content ở Client, Copywriter là những người có vốn ngôn từ phong phú, sâu sắc để bắt được cảm xúc và chạm tới trái tim người dùng thông qua hình ảnh, video, thông điệp…
Để trả lời câu hỏi này, bạn cần phải xem mình có tính cách đặc thù của một marketer không. Thường thì để trở thành một Marketer thì bạn cần có những tính cách đặc thù như sau:
Thông thường, những người năng động và hướng ngoại sẽ phù hợp với ngành marketing hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người hướng nội không thể làm marketing được. Thực tế, người hướng nội cũng có những cách làm marketing riêng, cẩn trọng và truyền thống đôi khi cũng là những thế mạnh để xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả.
Một số vị trí việc làm trong ngành marketing đặc biệt phù hợp với những người hướng nội như: content marketing, SEO, vị trí sáng tạo nội dung hay thiết kế đồ họa… Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi ngành marketing phù hợp với người như thế nào thì không có một câu trả lời nào tuyệt đối.
Dù bạn là ai thì bạn hoàn toàn có thể theo đuổi ngành marketing nếu bạn thật sự đam mê và tâm huyết với lĩnh vực này. Nếu bạn đang đắn đo chọn ngành học trong trường đại học, hay bạn là người đang chán với công việc hiện tại và muốn chuyển sang ngành marketing theo sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm đi trước thì ngay từ bây giờ hãy mạnh dạn đăng ký vào ngành marketing (Marketing, Thương mại điện tử, Quản trị marketing hoặc Quản trị kinh doanh) ngay và hãy lên kết hoạch để bắt tay ngay vào việc củng cố kiến thức liên quan đến lĩnh vực marketing từ youtube, Intenet hay từ những cơ sở đào tạo uy tín trên thị trường.
Lộ trình thăng tiến của người làm marketing thường được diễn tiến theo trình tự như sau:
Thực tập sinh marketing (1) => Nhân viên marketing (2) => Trưởng nhóm Marketing (3) => Phó phòng Marketing (4) => Trưởng Phòng Marketing (5) => Phó giám đốc Marketing (6) => Giám đốc Marketing (7) => CEO/Giám đốc doanh nghiệp (8)
Chú ý: Với các vị trí từ (1) – (3) thì chữ Marketing có thể thay thế bằng các vị trí ngách của ngành marketing như: SEO, Content, PR…tùy vào đặc thù hay quy mô doanh nghiệp.
Như bạn thấy đây, hiện nay, kinh tế thị trường mở cửa, công nghệ đang phát triển như vũ bão, do đó sự cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ là vô cùng gay gắt. Các doanh nghiệp rất cần những marketers chuyên nghiệp tạo dấu ấn khác biệt để thu hút khách hàng. Như vậy có thể thấy, Ngành marketing trong tương lai sẽ là một trong những ngành thuộc top có đầu ra lớn với mức thu nhập cao. Cơ hội phát triển của ngành sẽ rất rộng mở trong tương lai.
Thêm nữa, trong thời đại 4.0, ngành marketing nói chung, đặc biệt là digital marketing trong tương lai chính là xu hướng. Như chia sẻ ở trên, bạn đã thấy, ngành marketing còn được chia thành nhiều mảng nhỏ khác nhau như: Content writer, SEO, Facebook Ads…nên cơ hội việc làm dành cho bạn càng đa dạng và phong phú. Có thể nói Marketing là ngành mà bạn dễ xin việc làm nhất. Với mức lương trung bình là từ 10 đến 20 triệu/tháng cho vị trí nhân viên marketing.
Đối với các vị trí leader, quản lý cấp cao hơn thì mức lương sẽ khủng hơn nữa. Mức lương của ngành không giới hạn nếu các bạn có thể phát triển thương hiệu công ty, doanh nghiệp tốt. Ngoài mức lương hậu hĩnh các marketers còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ đi kèm khác (chế độ đãi ngộ tùy thuộc vào chính sách của từng doanh nghiệp).
Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn cần phân tích bản thân xem mình có hợp với tính cách đặc thù của người làm marketing như được chia sẻ ở phần 3 bên trên hay không? Bạn có thể tham khảo bài viết “SWOT – Công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi [Tôi là ai?]” để hiểu rõ bạn là ai?
Nếu tính cách của bạn phù hợp với ngành này, và bạn thực sự mong muốn, yêu thích nó thì bạn có thể chọn các trường cao đẳng hoặc đại học có đào tạo các chuyên ngành sau: Digital Marketing; Marketing; Thương mại điện tử; Quản trị Marketing; Quản trị kinh doanh…để theo học.
Hầu hết các trường đại học chỉ đào tạo để giúp bạn có được tư duy logic, kỹ năng nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạo đức (cơ sở để hình thành đạo đức nghề nghiệp sau này)…và thường bạn sẽ chưa làm việc được ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, thậm chí ngay cả khi tốt nghiệp nếu như trong quá trình học, bạn không chịu khó tự học, tự rèn luyện, tự nghiên cứu những kỹ năng mềm, những kiến thức chuyên môn mà Ngành Marketing yêu cầu phải có. Đặc biệt là bạn phải đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Về phần này, bạn chịu khó theo dõi thường xuyên Website của Uy để nhận được những bài viết hữu ích, liên quan tới việc cần phải làm gì trong quá trình học tập tại trường để có thể kiếm được xèng ngay cả khi bạn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích dành cho bạn, qua đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghành marketing và giúp bạn trả lời được câu hỏi “Tôi có phù hợp với ngành marketing hay không?”.
Sau đây, nếu thực sự bạn cảm thấy phù hợp và yêu thích ngành marketing thì hãy đọc thêm những bài viết khác liên quan đến marketing để tiếp thu thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế về ngành này nhé!
Hãy để lại cảm nhận của bạn ở cuối bài viết này!
Chúc bạn may mắn!
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
sáu × =
Nội dung lời bình:*