Viện Nghiên cứu Stanford và Carnegie Mellon Foundation đã khảo sát, nghiên cứu từ 500 giám đốc điều hành và đi đến kết luận “75% thành công nghề nghiệp lâu dài phụ thuộc vào kỹ năng mềm, trong khi chỉ có 25% phần trăm phụ thuộc kiến thức kỹ thuật“. Thông tin trên được trích từ tài liệu “The Iron Range Engineering (IRE) Model for Project Based Learning in Engineering”
Kỹ năng mềm vốn dĩ đã tồn tại trong mỗi chúng ta, có điều phải trải qua rèn luyện thì kỹ năng mềm mới có cơ hội bộ lộ và phát huy. Cảm xúc, đam mê, trí tưởng tượng… đều là nền tảng cho phát triển kỹ năng mềm. Để thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải trang bị kỹ năng mềm, đặc biệt là trong ngành bán hàng, marketing, PR…vì ở đó sự tương tác giữa bạn và khách hàng, đối tác diễn ra thường xuyên trong nhiều môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Nếu không biết cách để tiếp cận, hòa nhập, ứng xử linh hoạt, duy trì gắn kết thì thành công sẽ khó đến với bạn.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, khối lượng công việc dày đặc đòi hỏi bạn cần kỹ năng quản lý thời gian, để ký kết hợp đồng bạn cần kỹ năng đàm phán thương lượng, và nếu gặp thất bại, bạn cũng cần phải có kỹ năng tư duy tích cực để vượt qua sự thất vọng, tìm lại sự tự tin và rút kinh nghiệm để tiếp tục tiến lên…có như vậy bạn mới tồn tại và phát triển được, ngược lại nếu kỹ năng mềm của bạn yếu thì bạn sẽ phải nhường cơ hội cho đối thủ cạnh tranh của bạn.
Sở hữu kỹ năng mềm, bạn sẽ hiểu rõ tâm lý khách hàng, đối tác, bạn đồng nghiệp…biết được điểm yếu và điểm mạnh của bản thân để biết các khắc phục và phát huy. Đặc biệt, nếu bạn chỉ là một sinh viên mới ra trường, kỹ năng cứng bao gồm bằng cấp và kinh nghiệm trong hồ sơ sẽ giúp bạn có cuộc hẹn phỏng vấn với nhà tuyển dụng, nhưng kỹ năng mềm: khả năng giao tiếp, ứng xử, sự tự tin mới chính là yếu tố quyết định để nhà tuyển dụng chọn bạn. Trình độ học vấn tương đương hoặc cao hơn bạn có rất nhiều ứng viên khác, nhưng chính sự đặc biệt trong chính bản thân bạn – kỹ năng mềm của bạn sẽ làm bạn toả sáng.
Ngoài chỉ số IQ – intelligent (chỉ số thông minh), còn một số chỉ số khác để đánh giá năng lực và phẩm chất của một người thành công được thể hiện thực tế qua kỹ năng mềm:
+ EQ (emotional quotient) – trí thông minh cảm xúc
+ SQ (social quotient sq) – thông minh xã hội
+ CQ (creative intelligence) – trí thông minh sáng tạo
+ AQ (adversity quotient) – chỉ số vượt khó
+ SQ (speech quotient) – trình độ biểu đạt ngôn ngữ
+ MQ (moral quotient) – chỉ số đạo đức
Hãy tham gia group “Kỹ năng mềm cho người đi làm – https://www.facebook.com/kynangmemdanhchonguoidilam“, Uy và các thành viên trong group đó sẽ giúp bạn khơi dậy những kỹ năng mềm đang ẩn mình trong bạn. Bạn cũng đừng quyên chia sẻ thông tin này (thông tin về chuyên trang kỹ năng mềm cho người đi làm) tới bạn bè để giúp họ cùng phát triển. Hãy chia sẻ với phương châm “Cho đi để rồi bạn sẽ nhận được rất nhiều” ná!
Hãy để lại cảm nhận của bạn về bài viết này vào mục “THÊM MỘT LỜI BÌNH” ở cuối bài viết này nhé!
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/
Họ và tên của bạn*
E-mail*
Website
× 2 =
Nội dung lời bình:*