Võ thuật hiện đại với triết lý: Tốc độ – Sức mạnh – Thần khí

Võ thuật hiện đại với triết lý: Tốc độ – Sức mạnh – Thần khí
Tháng Sáu 08 08:00 2016

Cuộc sống hiện đại khiến con người không chỉ cần có thể lực để duy trỳ cuộc sống mà còn phải học tập chống lại sự tấn công của các yếu tố tác động từ bên ngoài cả về mặt thể chất cũng như tinh thần. Võ thuật sẽ giúp bạn đáp ứng được nhu cầu này.
Tham gia các hoạt động thể dục thể thao ở các hình thức khác nhau, bạn đã rèn luyện thể lực và ý chí cho mình. Võ thuật là một trong những loại hình thể dục giúp bạn loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể, giúp gân cốt cứng rắn, giúp bạn có ý chí để vượt qua cú sốc về tinh thần, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống đời thường…
Những động tác của võ thuật đơn giản, trực tiếp, thực dụng, nó thúc đẩy sự hoạt động của cơ bắp, sắp xếp lại hệ thần kinh. Qua hoạt động toàn thân, luyện võ giúp tất cả các cơ quan trong cơ thể con người vận động, từ đó rèn luyện cơ thể, kích thích sự phát triển của tế bào, củng cố thể lực và tinh thần.
Các động tác của võ thuật tùy môn võ mà có nhanh có chậm nên mỗi độ tuổi, mỗi giới đều có thể chọn cho mình một môn phù hợp với thể trạng, sở thích của mình mà rèn luyện.

Thần kinh con người rải đều khắp các bộ phận và cơ bắp, tạo thành hàng vạn đơn vị vận động. nếu các đơn vị vận động không tham gia hoạt động cùng lúc, chẳng thể nào đồng thời phát lực, chỉ có khi tập trung tinh thần, các đơn vị vận động đồng thời hoạt động, người ta mới phát huy được sức mạnh lớn nhất.

Hô hấp là phưng pháp sinh tồn củ con người, nếu hệ hô hấp ngừng trệ thì  cuộc sống cũng sẽ chấm dứt. Qua võ thuật giúp nắm vững phương pháp điều hòa hơi thở một cách khoa học nên rât có lợi. Các môn võ rất chú ý đến việc điều tiết hít thở đặc biệt là môn khí công giúp bạn có một sức khỏe tốt, thân thể cường tráng và có tác dụng rất lớn trong việc phát lực khi tham gia cận chiến.
Người luyện tập võ nghệ luôn có sức khỏe tốt và sự tinh anh, tự chủ nhiều hơn, có sức mạnh và sự nhanh nhẹn hơn lúc trước, nó giúp cơ thể về trạng thái hoạt động hài hòa với trí tuệ.
Học võ buộc mọi phần cơ thể đều hoạt động nên có tác động rất tốt đến sức khỏe người tập luyện. Luyện tập võ thuật thừng xuyên, đều đặn và lâu dài thì cơ thể bền bỉ, đề kháng được bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

Những động tác ở tay, thân được thực hiện nhiều lần giúp phát triển thể lực người tập, còn những động tác nhào lộn, lách tránh giúp cơ thể linh hoạt. Động tác nhanh nhạy của đôi bàn tay hoặc chân thích hợp cho việc phát triển kình lực trong cơ thể. Bạn hãy bỏ ra vài phút để tập khoảng một chục động tác chính khi không còn rối loạn nhịp thở hoặc đổi sắc thì coi như bạn đã thực hiện một điều hòa rất tốt trong việc kiện toàn hóa sự biến dưỡng của cơ thể bạn.
Việc luyện tập võ công cho thấy có thể kéo dài thêm tuổi thọ. Như Tiêu Ứng Bằng được mệnh danh là Hầu Vương dù ở tuổi 60 vẫn giữ được dung mạo tươi trẻ và sức khỏe đáng kinh ngạc. Giới võ thuật Trung Hoa thừng khen tặng ông “lão nhi bất suy, tráng tâm bất dĩ” (già mà không yếu, tinh thần vẫn còn mạnh mẽ).

LytieuLong2[1]Võ thuật là kỹ thuật hay phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến thắng đối phương. Xét về phương diện rèn luyện thể chất, và vận động cơ thể, Võ thuật cũng chính là 1 môn thể thao giúp ta giữ gìn và nâng cao sức khỏe.
Với tư cách là một nghệ thuật vận động sản sinh ra trong đấu tranh giữa con người với thiên nhiên (các loài thú dữ), con người với kẻ thù bên ngoài (địch thủ), và con người với kẻ thù bên trong chính bản thân anh ta (bệnh tật), võ thuật hướng đến mục tiêu đem lại cho con người sự chiến thắng trong các cuộc chiến, rèn luyện sức khỏe, và phục vụ một số nhu cầu cần thiết tùy thuộc vào từng bộ môn.
Trải theo thời gian, võ thuật hiện đại không còn nhấn mạnh vai trò chiến đấu và chiến thắng bằng mọi giá như trước, mà đã chú trọng hơn nhiều đến các mục tiêu khác như để rèn luyện sức khỏe, thực thi quyền tự vệ chính đáng khi hữu dụng. Một số môn phái được đưa ra thi đấu như những môn thể thao biểu diễn hoặc đối kháng với những điều luật khắt khe nghiêm cấm sử dụng các đòn đánh hiểm, độc.

Tuy có thể đồng nhất “Võ” và “Võ thuật”, nhưng thực ra hai khái niệm ít nhiều vẫn có ranh giới. “Võ”, nói chung, chỉ lối đánh nhau bằng tay không hay binh khí, và đôi khi, nhằm chỉ một bộ môn đối lập với “văn”; còn “võ thuật” lại thiên về nghệ thuật vận động hơn. Theo đó võ thuật đề cao phương pháp, cách thức, sự khéo léo, kỹ thuật, nghĩa là sự phát huy toàn diện sức mạnh của con người để chiến thắng mọi địch thủ mà không chỉ là những đối thủ trực diện trên sàn đấu. Bên cạnh các thuật ngữ trên còn có thuật ngữ “Võ nghệ”, vừa có nội hàm rất gần với thuật ngữ võ thuật, vừa mang ý nghĩa nghề nghiệp, khẳng định võ cũng là một nghề trong xã hội, nghề võ. Cũng không thể không nhắc đến một khái niệm thường được các võ đường và các võ sư đề cao, thuật ngữ “Võ đạo”, nhấn mạnh tính nhân văn, văn hóa trong võ thuật, khẳng định tột đỉnh của võ là văn, đằng sau võ học là cội nguồn triết học, hạt nhân đạo đức và chiều sâu tôn giáo, đồng thời đưa sự khốc liệt có tính bản chất của võ, một công cụ để tàn sát, xuống hàng thứ yếu.
aodai-binhdinh1[1]Trong đời sống xã hội tồn tại khái niệm võ học, đối lập với khái niệm võ biền. Võ học là khái niệm được dùng rất hạn chế trong đời sống võ thuật tại Việt Nam hiện nay. Võ học chưa được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục & đào tạo. Võ học là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa… tất cả mọi mặt của đời sống võ thuật dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học (tự nhiên & xã hội) khác như vật lý học, giải phẫu học, sinh lý, sinh hóa, sinh cơ, tâm lý học, y học…. Hầu hết các bài viết hoặc sách, báo về võ thuật hiện nay tại Việt Nam của các võ sư hoặc huấn luyện viên danh tiếng đều ít khi đề cập đến thành tựu nghiên cứu của lĩnh vực này. Do đó, đời sống võ thuật Việt Nam còn khá xa lạ với các thuật ngữ, khái niệm hoặc công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về võ thuật (có lẽ có nguyên nhân sâu xa từ trình độ nhận thức, lý luận & nguyên cứu của giới võ thuật hiện nay). Những người học võ thuật có suy nghĩ :TỰ VỆ cho bản thân mình , những vị võ sư nổi tiếng cũng có thể sử dụng môn võ mà mình được học vào lãnh vực kinh doanh : Điện ảnh , dạy học.

Việc luyện tập võ thuật đều đặn đến một ngưỡng nào đó sẽ giúp tính tình bạn trở lên trầm hơn, người lớn hơn, sẽ không còn tình trạng hung hăng, hiếu chiến, ngổ ngáo…như giai đoạn ban đầu. Bên cạnh đó, luyện tập võ thuật đúng cách khiến người luyện võ sẽ kết hợp được 3 yếu tố quyết định kết quả của mỗi đòn đánh gồm: Tốc độ – Sức mạnh – Thần khí; Từ đó sẽ giúp cho không những cơ thể mà tinh thần của bạn luôn khỏe mạnh, trí tuệ sáng suất.

Các môn võ thuật trong xã hội ngày nay
tuve[1]Hệ thống công phu võ thuật hợp thành “tứ đại công phu”, gồm Nội công, Ngoại công, Nhuyễn công và Ngạnh công, trong đó Nhuyễn Ngạnh công phu tuy có khi được xếp vào hệ thống Ngoại công, nhưng vẫn thường thấy sự khu biệt của nó do những điểm đặc thù:
Là những phương thức luyện tập bằng cách sự tập trung tối đa tâm ý khí lực theo những phương thức đặc biệt nhằm phát huy các năng lực bí ẩn của con người, khi luyện thành thì có thể dùng tĩnh chế động. Nội công bao gồm các phương thức luyện tập:
Luyện tập tĩnh: Là phương pháp luyện tập bằng cách các hành giả ngồi yên lặng trong không khí tĩnh mịch và thả lỏng thể xác cũng như tâm hồn để luyện tập, như Nội công thiếu lâm tự
Luyện tập động: Là phương pháp các hành giả chuyển động theo các bài tập nhằm tập trung tinh thần để luyện ý, như Bát đoạn cẩm Thiếu lâm.
Là các công phu luyện ngoại lực, có thể bao gồm trong nó cả Nhuyễn công và Ngạnh công, với các phương thức luyện tập các chiêu thức tấn công linh hoạt, mạnh mẽ và từng phần cơ thể để phòng thủ hữu hiệu. Khi luyện đại thành thì sức lực di hành khắp chân thân không bị ngăn trở, do đó muốn vận dụng đến sức thì sức có ngay, thân thể cương cường, da thịt gân xương đều cứng chắc, đến đao kiếm cũng khó bề gây thương tích. Ngoại công bao gồm các phương thức tu luyện:
Luyện tập hình: Là luyện tập các kỹ năng có hình dáng cụ thể, như Bát quái Quyền.
Luyện tập ý: Là luyện sao cho đúng ý của các bài luyện, ví dụ như Triệt quyền đạo, Thái cực Quyền.
Luyện tập pháp thể: Là luyện thể lực và thể hình, như Đấu vật, Su mô.

Bạn nên tập loại công phu nào?

3600727970_8b49d4738d_b[1]Theo Uy thì bạn nên chọn môn võ thuật nào mà học đơn giản nhưng hiệu quả về mặt thể lực, rèn luyện ý chí, thực chiến. Một trong những môn võ mà Uy đề xuất bạn tham khảo là: Karatedo; Tán thủ. Đây là những môn võ giúp bạn phát huy hết mọi bộ phận của cơ thể trong việc rèn luyện sức khỏe cũng như tự vệ khi gập trường hợp xấu. Tuy nhiên, người học cũng cần cân nhắc (đặc biệt là các bạn nữ) học các môn võ này, mọi người sẽ cảm thấy bạn thô về mặt hình thể (nếu như bạn luyện tập nhiều). Tuy nhiên nó rất thực dụng trong vấn đề tự vệ.

Ngoài ra bạn cũng nên học một số môn võ cổ truyền để giúp cơ thể bạn dẻo dai, vì qua các môn võ này bạn sẽ được luyện tập các tư thế uốn dẻo như: Bật santo thuận, nghịch; Xoạc dọc, ngang; Đá cao…Bên cạnh đó bạn cũng có cơ hội để luyện tập với các loại vũ khí như: Đoản côn, trường côn, giáo, kiếm, côn nhị khúc, quạt, sáo… Việc sử dụng nhuần nhuyễn chúng sẽ giúp bạn có thể sử dụng bất cứ vật dụng gì trong cuộc sống như một thứ vũ khí hữu dụng cho mục đích tự vệ.

Một số môn võ thuật cổ truyền mà Uy đề xuất bạn nên tham gia gồm: Bình Định Gia; Vovinam.

Hãy đưa ra ý kiến, quan điểm của bạn về bài viết này trong mục “Cảm nhận | ý kiến | góp ý về bài viết” ở cuối bài viết này và đừng quên chia sẻ bài viết tới bạn bè của bạn.

(Sưu tầm và biên soạn)

  Danh mục bài viết:
Hiển thị các bài viết khác

Giới thiệu về tác giả

Hoàng Quốc Uy
Hoàng Quốc Uy

Xem mô tả chi tiết tại đây: https://hoangquocuy.com/minh-la-uy/

Hiển thị các bài viết khác
Viết một lời bình

0 Lời bình

Chưa có lời bình nào!

Chỉ khi bạn đăng ký tài khoản người dùng, bạn mới có thể bắt đầu đăng lời bình.

Thêm một lời bình

Vui lòng điền các thông tin vào form dưới đây để tạo lời bình! Tất cả các Ô đánh dấu * đều bắt buộc phải nhập dữ liệu.